Nhờ các biện pháp quyết liệt từ Bộ Y tế đến [Xem thêm: bệnh hen suyễn ở trẻ] chính quyền cơ sở, dịch sởi ở các tỉnh phía Bắc đang bắt đầu chững lại, số bệnh nhân mắc mới giảm dần. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng (TCM) đã bắt đầu xuất hiện ở một số tỉnh phía Nam. Điều này cho thấy, phòng chống dịch phải là công việc thường xuyên không được lơi là ở cả Trung ương và địa phương. Theo báo cáo của Sở Y tế Cần Thơ, 4 tháng đầu năm trên địa bàn thành phố có 304 trường hợp mắc bệnh TCM, 130 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), 12 trường hợp mắc bệnh sởi, tăng 9 trường hợp so với cùng kỳ năm 2013, chưa có trường hợp tử vong. Hiện nay, ngành y tế của thành phố đã thiết lập mạng lưới bệnh viện vệ tinh để giảm tải cho Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ; đẩy mạnh công tác giám sát, xử lý các ca bệnh sởi, TCM và SXH khi mùa mưa đang đến, nhất là ở những nơi đông người, nhà trẻ, mẫu [Xem thêm: cach tri chung mat ngu] giáo, đồng thời quản lý thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho trẻ. Trong khi đó, tại Cà Mau, bệnh TCM đã diễn biến phức tạp từ tháng 3/2014, thống kê chưa đầy đủ trên địa bàn tỉnh này đã ghi nhận hơn 700 ca mắc bệnh, chủ yếu là trẻ em từ 3 – 5 tuổi, tăng 20,13% so với cùng kỳ năm 2013, không có ca tử vong. Ngành y tế Cà Mau đã kịp thời khống chế và xử lý 38 ổ dịch tập trung cao tại các huyện: Đầm Dơi, Thới Bình, Cái Nước và TP. Cà Mau, đạt yêu cầu 100%. BS. Nguyễn Thanh Dân, Giám đốc Trung tâm YTDP Cà Mau cho biết, trong cả dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, ngành đã tổ chức ứng trực tiếp nhận thông tin để kịp thời xử lý các ổ dịch nếu có tình huống bất ngờ; tập trung tăng cường công tác chỉ đạo tuyến cơ sở và nâng cao chất lượng tuyên truyền trong nhân dân, chủ động đề ra kế hoạch giám sát các loại dịch bệnh. Đặc biệt, chú ý các bệnh thường xảy ra vào đầu mùa mưa có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn như: SXH, TCM, viêm não, cúm A/H5N1, H1N1… Ảnh minh họa BS. Huỳnh Thanh Tân – Phó Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh Vĩnh Long cho biết, sắp tới sẽ tập trung vào 3 nội dung quan trọng là: phòng chống bệnh SXH, TCM và bệnh cúm trên người… khi các bệnh này đang có số mắc cao, nguy cơ lây lan nhanh khi thời tiết chuyển mùa. Thống kê của ngành y tế tỉnh này cho thấy, từ đầu năm đến nay đã có gần 600 ca mắc TCM, trong đó, Long Hồ và Vũng Liêm là hai địa phương có số ca mắc bệnh nhiều nhất. Ngành y tế Vĩnh Long đặc biệt lưu ý đến các điểm trường mầm non, các nhóm trẻ gia đình cần tăng cường các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Khi thấy trẻ có những biểu hiện như: sốt, nổi bóng nước ở miệng hay lòng bàn tay, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được theo dõi, điều trị kịp thời. Thời điểm giao mùa, bệnh TCM ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và thủy đậu cũng gia tăng, tập trung ở trẻ em. Toàn tỉnh đã ghi nhận 997 ca mắc bệnh TCM, trong đó có 1 trường hợp tử vong (tại phường 6, TP.Vũng Tàu), so với cùng kỳ năm 2013, tăng 38%. TP.Vũng Tàu là địa phương có số ca mắc bệnh TCM cao nhất, với 742 ca (chiếm 74,4% toàn tỉnh), huyện Côn Đảo là địa bàn thấp nhất, chỉ chiếm 0,1%. Ngành y tế Bà Rịa Vũng Tàu đã xử lý 47 ổ dịch, trong đó có 4 ổ dịch tại trường học và 43 ổ dịch tại cộng đồng. Trong khi đó, bệnh thủy đậu cũng có xu hướng tăng cao, gấp 4,9 lần so với cùng kỳ năm 2013, hiện đã có 769 trường hợp được ghi nhận và TP.Vũng Tàu là địa phương có số ca mắc cao nhất, với 545 ca. Đa số các ca TCM và thủy đậu đều điều trị ngoại trú, số ít ca ở mức độ nặng phải điều trị nội trú. Ghi nhận tại Bệnh viện Bà Rịa, mỗi ngày có từ 5 – 6 ca điều trị nội trú TCM, thời điểm hiện tại không có ca nào đang điều trị nội trú bệnh thủy đậu. Tại Bệnh viện Lê Lợi, bệnh nhi TCM điều trị nội trú khoảng từ 15 – 30 em. Cách ly triệt để, đề phòng lây nhiễm chéo Trước tình hình diễn biến phức tạp của bệnh TCM, ngay trước kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo Giám đốc Sở Y tế các địa phương tăng cường công tác phòng chống dịch, bệnh TCM. Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 17.410 trường hợp mắc bệnh TCM tại 62 địa phương, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2013. Do tính chất lây truyền và hiện chưa có vaccin phòng bệnh, Bộ Y tế dự báo dịch bệnh TCM có xu hướng gia tăng trong thời gian tới đây.
Để tiếp tục tăng cường công tác phòng chống dịch, bệnh TCM, Bộ đề nghị Giám đốc Sở Y tế các địa phương tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi sinh hoạt. Chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thực hiện cách ly, kịp thời xử lý triệt để ổ dịch, không để bùng phát dịch trong cộng đồng. Thực hiện điều tra, đánh giá để xác định các đối tượng nguy cơ để đưa ra các biện pháp phòng chống phù hợp với tình hình dịch bệnh. Tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong. Thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị, đặc biệt phòng lây nhiễm chéo giữa bệnh TCM với bệnh sởi, viêm [Xem thêm: cách chữa bênh mất ngủ] phổi và viêm đường hô hấp khác. Ngoài ra, Bộ Y tế yêu cầu các Sở Y tế phải chủ động chuẩn bị đủ kinh phí để đảm bảo nhu cầu về thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh. Tổ chức tập huấn cập nhật kiến thức về giám sát phát hiện bệnh và điều trị ở tất cả các tuyến để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế… Chủ động phòng bệnh Thực hiện 3 sạch (ăn sạch, ở sạch và chơi đồ chơi sạch). Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ATVSTP, vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín; tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh TCM tại gia đình và cộng đồng. Bên cạnh đó, Bộ Y tế yêu cầu các Sở Y tế phải phối hợp chặt chẽ với ngành GD&ĐT để tổ chức tuyên truyền tại các trường học, đặc biệt là tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng chống bệnh TCM trong trường học. Thực hiện vệ sinh lớp học, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Theo Suckhoedoisong.vn
Bệnh tay chân miệng diễn biến phức tạp ở nhiều nơi