Mẫu lệ là tên thuốc trong y học cổ truyền của vỏ con hàu (con hầu), một loài nhuyễn thể sống ở cửa sông nước lợ hay ở biển. Mùa khai thác hàu từ tháng 10 đến tháng 3, vì lúc này [Xem thêm: hen phế quản ở trẻ em] hàu béo. Thịt hàu được dùng làm thực phẩm rất ngon, bổ. Vỏ hàu chứa nhiều muối canxi, dùng làm thuốc chữa bệnh. Để có dược liệu mẫu lệ, sau khi lấy phần thịt hàu làm thức ăn, người ta thu lấy vỏ hàu, ngâm vào nước sạch cho bở các chất bẩn bám phía ngoài, sau đó lấy bàn chải cứng, chải nhiều lần theo các thớ vỏ. Rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Nếu dùng dưới dạng mẫu lệ sống, cho vỏ hàu vào túi vải dày, buộc đầu túi lại, dùng chày gỗ đập [Xem thêm: Thuoc chua benh mat ngu] thành mảnh vụn; nếu dùng dưới dạng bột nung, cho vỏ hàu vào lò nung ở nhiệt độ 600 – 700 độ C khoảng 6 – 7 giờ liền. Để
nguội, lấy ra, tán mịn. Con hàu. Theo y học cổ truyền, mẫu lệ có vị mặn, tính hơi lạnh, có công năng an thần, bình can, tiềm dương, bổ âm, nhuyễn kiên, hóa đờm, trừ tà nhiệt, chữa khí hư bạch đới, mồ hôi trộm, đau dạ dày, sâu răng, bướu cổ… Một số đơn thuốc có sử dụng mẫu lệ: Chữa ra mồ hôi trộm: Mẫu lệ 30g, hoàng [Xem thêm: hen phế quản ở trẻ em] kỳ 8g, ma hoàng 8g. Mẫu lệ (nung thành vôi tán bột mịn); hoàng kỳ, ma hoàng sắc đặc lấy 300ml làm nước thuốc. Uống bột mẫu lệ và nước thuốc ngày 3 lần, uống trước khi ăn, uống từ 10 – 15 ngày. Chữa tiểu dắt, tiểu són, đái dầm: Bột mẫu lệ 40g, nhồi vào bong bóng lợn rồi nấu nhừ. Để nguội, bỏ bột mẫu lệ, thái nhỏ bong bóng, ăn trong ngày. Dùng liền 1 tuần. Trị chứng dương hư ra nhiều mồ hôi: Mẫu lệ, rễ ma hoàng, nhân sâm, bạch truật, bán hạ, ngũ vị tử, mỗi vị 30g; bá tử nhân 60g; tiểu mạch 15g. Làm hoàn, mỗi lần uống 10g. Uống liền 2 – 3 tuần tới khi hết triệu chứng, có thể uống vài liệu trình. Chữa đau bụng kinh: Mẫu lệ 20g, hoa hòe 30g, ích mẫu 25g. Mẫu lệ nung thành vôi, sắc cùng với các vị thuốc trên lấy 150ml nước thuốc, chia làm 2 lần uống trong ngày, uống liền 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày. Đau do viêm loét dạ dày: Mẫu lệ 15g, hoài sơn 16g, uất kim 12g, trần bì 10g, dạ cẩm 12g, hậu phác 10g, bạch truật 14g, cam thảo 12g, bồ công anh 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Do mẫu lệ chứa nhiều muối canxi cacbonat, có thể trung hòa các axít trong dịch vị dạ dày, giảm ợ hơi, ợ chua, chống viêm loét. Theo baithuochay Liên Quan KhácCác loại thực phẩm làm tăng số lượng tinh trùng4 thực phẩm không nên để trong tủ lạnhMón ăn chữa chứng đái dầmNhững tác dụng chưa biết của rau húng lủiHải sản dùng làm thuốc chữa bệnhCây đinh hương chữa đau nhức xương khớpCông dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây trạch tảPhương thuốc từ cây trạch tảTác dụng chữa bệnh của nấm linh xanhCông dụng chữa bệnh từ vỏ, hạt, lá bí đaoÚng dụng chữa bệnh của mùi tàuRau thìa là, vừa làm gia vị vừa là vị thuốcThuốc chữa bệnh từ nhện7 tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây tía tôCông dụng làm thuốc từ quả thằn lằn Cùng Chuyên MụcHúng chanh và bài thuốc viêm họngSơ cứu khi bị rắn cắnCây cóc mẵn chữa ho, phòng trị cảm cúmQuả đào chống ung thư, bổ máuChữa viêm bàng quang, sỏi tiết niệu với cây bông hạcBài thuốc dân gian từ cây gaiBình Luận Facebook bình luận
Bài thuốc từ vỏ hàu chữa đau dạ dày