Bệnh [Xem thêm: cach tri mat ngu] lậu do vi khuẩn neisseria gonorrhea, song cầu trong tế bào. Vi khuẩn lậu có thể sinh sôi nảy nở nhanh trong môi trường nóng và ẩm ướt của đường sinh sản như cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng và cả đường tiết niệu (niệu đạo). Vi khuẩn cũng có thể phát triển ở miệng, họng, mắt và hậu môn. Các triệu chứng ở nam và nữ thay đổi tùy thuộc vào bộ phận nào của cơ thể bị nhiễm lậu cầu. Nếu không được điều trị, bệnh lậu ảnh hưởng đến khả năng sinh
sản của nữ. Bệnh lậu lây truyền như thế nào? Bất cứ ai có quan hệ tình dục đều có thể bị bệnh lậu. Lậu lây truyền do tiếp xúc với dương vật, âm đạo, miệng, hay hậu môn, không cần phải có xuất tinh thì bệnh lậu mới lây truyền hay bị nhiễm. Lậu có thể truyền từ mẹ sang con khi sinh đẻ. Người đã chữa khỏi bệnh lậu nhưng lại có quan hệ tình dục với người bị bệnh thì có thể tái nhiễm. Thời gian ủ bệnh: 4 – 7 ngày (đôi khi chỉ ngắn có 24 giờ và có khi dài tới 1 tháng). Triệu chứng [Xem thêm: cách trị mất ngủ] khi bị bệnh Mặc dầu một số nam giới bị bệnh lậu không bộc lộ triệu chứng gì nhưng với một số khác thì các dấu hiệu và triệu chứng vẫn bộc lộ trong vòng 14 ngày sau khi nhiễm bệnh; các triệu chứng có thể tới 30 ngày mới bộc lộ như có cảm giác bỏng rát khi đái hay xuất tiết có màu trắng, vàng hay xanh ở dương vật. Đôi khi nam giới bị bệnh lậu thấy đau hay sưng ở tinh hoàn. Ở nữ, các triệu chứng thường nhẹ hơn nhưng hầu hết [Xem thêm: cach tri hen suyen] nữ bị nhiễm bệnh lại không bộc lộ triệu chứng gì. Ngay cả khi phụ nữ có triệu chứng thì cũng đặc hiệu và thường lầm là viêm bàng quang hay âm đạo. Các triệu chứng và dấu hiệu ban đầu ở nữ là đau hay nóng rát khi đi tiểu, tăng xuất tiết ở âm đạo hay ra máu giữa kỳ kinh. Phụ nữ bị bệnh lậu có nguy cơ phát triển biến chứng nghiêm trọng, bất kể bệnh cảnh như thế nào. Triệu chứng nhiễm vi khuẩn lậu ở trực tràng với cả 2 giới là xuất tiết, ngứa hậu môn, ra máu hay nhu động ruột đau. Nhiễm khuẩn ở trực tràng cũng có thể không gây ra triệu chứng gì. Nhiễm khuẩn ở họng có thể gây đau họng nhưng thường không bộc lộ triệu chứng. Gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản Bệnh lậu không được điều trị có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe vĩnh viễn và nghiêm trọng cho cả nam và nữ. Với phụ nữ, bệnh lậu là một nguyên nhân thường gặp gây bệnh viêm tiểu khung nhưng không phải bao giờ cũng thể hiện triệu chứng; nếu có triệu chứng thì có thể rất nghiêm trọng như đau bụng và sốt. Viêm tiểu khung có thể dẫn đến sự tạo thành túi mủ trong ổ bụng và gây đau kéo dài, mạn tính ở vùng tiểu khung. Viêm tiểu khung có thể làm cho vòi trứng bị tổn thương để gây ra hiếm muộn hay tăng nguy cơ bị chửa ngoài tử cung. Phụ nữ có thai bị bệnh lậu có thể lây bệnh cho con khi đi qua âm đạo và có thể làm cho trẻ bị mù, nhiễm khuẩn khớp hay máu đe dọa sinh mạng trẻ. Nếu được điều trị sớm thì giảm nguy cơ có biến chứng nên khi có thai cần được thầy thuốc khám, làm test và điều trị nếu nghi ngờ bị nhiễm lậu cầu. Điều trị như thế nào? Có nhiều loại kháng sinh điều trị hiệu quả bệnh lậu nhưng cần dùng đủ liều mới có thể khỏi hẳn. Dù thuốc có thể chấm dứt nhiễm khuẩn nhưng không sửa chữa được tổn thương vĩnh viễn do bệnh gây ra. Ngày nay, người ta nhận thấy chủng vi khuẩn lậu kháng thuốc đang gia tăng ở nhiều nước trên thế giới nên việc chữa khỏi hẳn đang trở thành vấn đề khó khăn hơn. Vì nhiều người đồng thời bị nhiễm cả chlamydia cho nên thường cho kháng sinh phối hợp để chữa cả 2 bệnh. Bệnh nhân lậu cũng cần làm test để phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Người đã từng bị bệnh lậu và đã từng được điều trị vẫn có thể tái nhiễm nếu có quan hệ tình dục với người bị bệnh lậu. Nếu các triệu chứng vẫn dai dẳng sau khi đã điều trị thì cần gặp thầy thuốc để khám lại. Theo suckhoedoisong Liên Quan KhácSự khác biệt của bệnh lậu giữa nam và nữDấu hiệu nhận biết bệnh lậuNguyên nhân, phòng ngừa và điều trị bệnh lậuĐiều trị bệnh lậu bằng thuốcPhòng và điều trị bệnh lậuNguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nam giớiNhững bệnh lây qua đường tình dục thường gặpNhiễm C. trachomatis đường sinh dục tiết niệuCác giai đoạn của bệnh giang maiViêm bao gan và nhiễm khuẩn vùng chậuCách phòng và điều trị say nắngCác loại thuốc điều trị viêm họng7 cách phòng chống viêm nhiễm đường tiết niệuTriệu chứng và cách phòng bệnh sỏi tiết niệuNguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nữ giới Cùng Chuyên MụcCân bằng hàm lượng cholesterol hợp lýChị em công sở ngồi nhiều, ít vận động dễ mắc trĩĐau nửa mặt, bệnh dễ nhầm với các chứng bệnh khácPhòng và điều trị mệt mỏi mãn tínhMẹo giữ mắt cận không tăng thêm độLý do khiến cơ thể mệt mỏiBình Luận Facebook bình luận
Ảnh hưởng sức khỏe sinh sản từ bệnh lậu