11 tháng tuổi nặng 7

Thưa Bác sĩ: Con gái tôi đến nay đã 11 tháng tuổi, nhưng chưa mọc răng, cân nặng mới chỉ 7,6 kg, cháu rất biếng ăn và ăn hay bị nôn nên rất khó ép cho cháu ăn. Qua nghiên cứu qua mạng, tôi có nghe nói đến bệnh còi xương hay suy dinh dưỡng, vậy trường hợp của cháu có phải không? Xin Bác sĩ tư vấn góp ý và cho giải pháp giúp cháu phát triển tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! Trả lời: Bình thường, bé gái khi 1 tuổi cân nặng 8,9kg và cao 74,0cm. Tuy vậy, cần theo dõi Bệnh tiểu đường để biết được trẻ phát triển bình thường hay bị suy dinh dưỡng bằng cách cân trẻ đều đặn hằng tháng để theo dõi sự phát triển của trẻ (dựa vào biểu đồ tăng trưởng của trẻ). Do trong thư bạn không nói rõ việc nuôi dưỡng cháu, quá trình tăng cân và chiều cao của cháu, những bệnh tật cháu đã mắc… nên tôi sẽ cung cấp thêm một số thông tin về quá trình phát triển bình thường của bé gái để bạn tiện so sánh. Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, lúc mới sinh trung bình khoảng 3kg, chiều cao trung bình khoảng 50cm. Ảnh minh họa Nhìn chung, một trẻ phát triển bình thường có cân nặng thay đổi như sau: – Trong 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh: tăng 1-2 kg/tháng. – 3 tháng tiếp theo trẻ tăng 500-600g/tháng. – 6 tháng tiếp theo chỉ tăng 300-400g/tháng. – Đến lúc 1 tuổi trẻ nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9-10kg). Sự phát triển bình thường về chiều cao của trẻ: – Trong 3 tháng đầu trẻ tăng 3 cm/tháng. – 4-6 tháng tăng 2-2,5cm/tháng. – 7-9 tháng tăng 2cm/tháng. – 10-12 tháng tăng 1-1,5cm/ tháng. Hằng tháng, trẻ tăng cân và cao thêm đều đặn, đó là dấu hiệu quan trọng của một đứa khỏe mạnh, phát triển bình thường. Bình thường, 6 tháng trẻ bắt đầu mọc 2 răng cửa hàm dưới đầu tiên.  Bé nhà bạn 11 tháng, cân nặng 7,6kg và chưa mọc răng, mối lo bé bị còi xương và suy dinh dưỡng của bạn là hoàn toàn đúng. Không rõ sau khi sinh bé được bú sữa mẹ hoàn toàn hay ăn sữa công thức, bé được ăn dặm từ tháng thứ mấy, hiện tại bé được ăn bột hay cháo… nên rất khó nhận định nguyên nhân bé biếng ăn và hay bị nôn. Khi 11 tháng tuổi, một ngày bé cần khoảng 500ml sữa (sữa mẹ, sữa công thức và các sản phẩm từ sữa), 3 bữa bột có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm tổng gồm khoảng: 80 – 90g gạo tẻ trắng, 80 – 90g thịt (thịt lợn, thịt bò, thịt gà, tôm, cá…), 15g dầu (mỡ), 30 – 40g rau xanh, 50 – 100g quả chín. Trong chế độ ăn hàng ngày của bé nên bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết để bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ: chất tinh bột và đường, chất đạm, chất béo, rau quả. Bạn nhớ lưu ý nhóm chất béo (dầu ăn, mỡ động vật) cần được cung cấp đủ, việc thiếu chất béo cũng dẫn tới việc hấp thu một số các vitamin (A, D, E, K) bị hạn chế, vì đó là các vitamin tan trong dầu. Ngoài 3 bữa bột chính, trong một ngày có thể cho bé ăn thêm các bữa nhẹ với các loại thực phẩm như snack, bánh bích quy,

hoa quả tươi, sữa chua hay váng sữa để tăng cường thêm năng lượng cho sự hiếu động của bé. Bé lười ăn cũng là một vấn đề khiến các bậc cha mẹ đau đầu và lo lắng. Bé có thể chỉ ăn một loại thức ăn cố định và từ chối những loại thức ăn khác hay bé cảm thấy khó chịu với cấu trúc và mùi vị của thức ăn. Bé sẽ rất lo lắng khi đến giờ ăn, vì vậy có thể có những hành vi như khóc, lắc đầu, nhè ra, ngậm thức ăn trong miệng, kéo dài bữa ăn… Khi bị ép ăn, bé dễ bị nôn, trớ. Để giới thiệu thức ăn mới cho bé được thành công, việc thay đổi từ từ và thích hợp rất quan trọng. Điều bạn cần làm ngay là đưa bé đi khám bác sĩ Nhi khoa để được khám tổng quát, xác định chính xác mức độ suy dinh dưỡng và còi xương của bé, cũng như các vấn đề sức khỏe khác để Bệnh mắt có can thiệp tích cực, tránh để kéo dài sẽ có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé. Ngoài ra, bạn có thể đến các phòng khám tư vấn dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn của bé, cách chế biến thức ăn cho bé, thậm chí cả chiến lược để khắc phục sự lười ăn của bé. ThS. Vũ Thị Tuyết Mai Theo Suckhoedoisong.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *