Bạn đã gặp những dị tật bẩm sinh nào ở trẻ? Bạn đã nghe đến việc trẻ sinh ra không có não, thoát vị não, não úng thuỷ, bại não, dị tật cơ xương, sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tứ chi, dị tật bộ phận sinh dục… chưa? Những đứa trẻ này có thể chết ngay khi chào đời hoặc nếu sống được nhưng nỗi khổ vẫn đeo đẳng bản thân đứa trẻ, gia đình và xã hội suốt đời. Các nguyên nhân chính gây dị tật bẩm sinh 1. Do di truyền:
điển hình của nguyên nhân này là hội chứng Down. Bệnh thường hay gặp ở con của những bà mẹ lớn tuổi. 2. Do nhiễm trùng thai, một số bệnh điển hình như: – Rubella: Khi bà mẹ mang thai 3 tháng đầu bị bệnh Rubella thì dễ bị sảy thai hoặc thai chết lưu; nếu đẻ được thì thai thiếu cân, chậm lớn, chậm mọc răng và kèm theo các dị tật bẩm sinh như đục nhân mắt (một hoặc hai bên); đục giác mạc; còn ống động mạch, hẹp eo động mạch phổi; trẻ còn có thể bị câm, điếc, chậm [Xem thêm: thuoc tri benh mat ngu] phát triển trí tuệ. – Cytomegalo virut: Khi sinh ra trẻ có thể bị [Xem thêm: Cham soc suc khoe tai nha] tật não nhỏ, vôi hóa não, gan lách to, mù do viêm võng mạc và màng mạch… – Vi-rút Herpes: Loại này hiếm gặp nhưng nếu gặp và khi sinh ra trẻ có thể bị rối loạn ở não, rối loạn của mắt và mụn nước ở da… 3. Do mẹ mắc các bệnh như đái tháo đường, nghiện rượu, động kinh và các bệnh khác…, hay tuổi cha mẹ quá cao hoặc quá trẻ cũng tăng nguy cơ sinh con dị tật bẩm sinh. 4. Do thuốc và các chế phẩm của thuốc: như các hóa chất sử dụng trong chiến tranh, trong sản xuất, các kim loại nặng (thủy ngân, chì, dược phẩm: thuốc nội tiết, thuốc an thần, chống co giật, thuốc động kinh, thuốc kháng sinh…). Để phòng tránh dị tật bẩm sinh ở trẻ 1. Bổ sung axit folic khi mang thai: Khi mang thai, các thai phụ được khuyên sử dụng axit folic để phòng tránh dị tật ống thần kinh. Axit folic có trong một số loại rau lá sẫm màu hay đậu, tuy nhiên số lượng từ thức ăn hoàn toàn không đủ. 2. Không sử dụng thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn trong khi mang thai: Rượu và các đồ uống có cồn là nguyên nhân gây chậm phát triển trí tuệ của trẻ. Thai nhi bị hội chứng này có biểu hiện chậm phát triển trí tuệ, dị tật tim, dị tật lồng ngực và khớp. 3. Kiểm tra trước khi mang thai (nếu có thể) và sau đó là khám thai định kỳ: khi chuẩn bị mang thai, nên kiểm tra sức khỏe và khám phụ khoa trước, bác sĩ có thể cho làm một số xét nghiệm nếu cần thiết, hỏi tỉ mỉ về tiền sử gia đình và bệnh tật, tiền sử phụ khoa hay những lần mang thai trước (nếu có), chế độ dinh dưỡng, làm việc và các thói quen sống, các thuốc sử dụng. Dưới đây là những khuyến cáo an toàn khi sử dụng vắc-xin: – Sởi, sởi Đức (Rubella), quai bị: nên tiêm trước khi có thai 3 tháng (nếu chưa tiêm bao giờ). – Thủy đậu: tiêm trước khi có thai 1 tháng là đủ an toàn – Bạch hầu-uốn ván nhắc lại (cứ10 năm/1 lần), viêm gan A và B, cúm và viêm phổi có thể tiêm khi có thai – Các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng có khả năng cao gây ra dị tật thai nhi. Ví dụ, nhiễm khuẩn giang mai hay herpes có thể gây mù hoặc điếc cho trẻ. Trong lần khám thai sớm, thai phụ cần được làm các xét nghiệm chẩn đoán các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 4. Cẩn thận khi các thai phụ lớn tuổi:
Phụ nữ trên 35 tuổi khi mang thai nên được xét nghiệm các rối loạn gen và sàng lọc dị tật bẩm sinh. 5. Tránh tiếp xúc với các tác nhân nguy hiểm: Ngoại trừ các bệnh lý và bất thường thai nghén được phát hiện, thai phụ vẫn được khuyến khích làm việc khi mang thai. Tránh tiếp xúc với các hóa chất như chì, thủy ngân, các dung môi hóa học, thuốc trừ sâu, hay nguồn phóng xạ. Nhiều loại cá biển chứa hàm lượng thủy ngân khá cao như cá ngừ, cá kiếm, cá mập; khi mang thai, nên hạn chế những thức ăn này. 6. Các lưu ý khác: Thai phụ nên có cân nặng vừa phải và hợp lý trước khi mang thai. Chế độ dinh dưỡng sẽ tùy theo từng sản phụ nhưng phải bảo đảm năng lượng đầy đủ cho bà mẹ và nhu cầu phát triển của thai. Thai phụ nên thảo luận với bác sĩ về mức tăng cân hợp lý khi mang thai. Ảnh minh họa: Internet [Xem thêm: chua chung mat ngu] Thùy Chi Theo Suckhoedoisong.vn
Phòng tránh dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ