Phác đồ điều trị dự phòng Hen phế quản ở trẻ em

 

(BS Thư Hanor) – Phác đồ điều trị dự phòng hen phế quản được xây dựng dựa trên lứa tuổi  cũng như độ nặng nhẹ của cơn hen. 


Khuyến cáo điều trị dự phòng Hen phế quản cho trẻ trên 5 tuổi 

(Chương trình Phòng chống Hen quốc gia Hoa Kỳ) 

Mức độ nặng của hen (ngoài cơn hen cấp)
Khuyến cáo điều trị dự phòng
Hen nhẹ ngắt quãng
Bước 1- Dùng thuốc khi có triệu chứng
  • Triệu chứng hen < 2 lần/tuần
  • Thức giấc ban đêm <2 lần/tháng
  • Giữa các đợt không có triệu chứng.
  • Chức năng hô hấp bình thường.
  • Dự đoán Cung lượng đỉnh hoặc FEV1>80%
  • Biến đổi cung lượng đỉnh <20%
Ưu tiên:
  • Thuốc giãn phế quản thụ thể beta 2 tác dụng ngắn khi cần thiết (không dùng hàng ngày)
Hen nhẹ dai dẳng
Bước 2- Dùng thuốc hàng ngày
  • Triệu chứng hen < 2 lần/tuần nhưng <1 lần/ngày.
  • Thức giấc ban đêm >2 lần/tháng
  • Các đợt cấp ảnh hưởng đến sinh họat.
  • Cung lượng đỉnh hoặc FEV1= hoặc >80%
  • Biế đổi Cung lượng đỉnh 20-30%
Ưu tiên:
  •  Corticosteroid hít liều thấp
Thay thế:
Chọn một trong các thuốc sau:
  • Cromolyn
  • Nedocromil
  • Thuốc kháng Leukotrien
  • Theophylline tác dụng kéo dài.
* Chỉ dùng thuốc giãn phế quản trong thời gian ngắn, khi cần thiết.
Hen vừa dai dẳng
Bước 3 – Dùng thuốc hàng ngày
  • Triệu chứng hen xuất hiện hàng ngày
  • Sử dụng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn hàng ngày
  • Đêm thức giấc >1 lần/tuần
  • Cung lượng đỉnh hoặc  FEV1>60 nhung<80% theo dự đoán.
  • Biến đổi cung lượng đỉnh >30%
Chọn 1 trong 2 phương án sau:
1) Corticosteroid dạng hít liều thấp +  một trong các loại:
  • Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài
  • Thuốc kháng Leukotrien
  • Theophylline tác dụng kéo dài
2)  Corticosteroid dạng hít liều vừa
*Dùng thuốc giãn phế quản cắt cơn khi cần thiết.
Hen nặng dai dẳng
Bước 4- Dùng thuốc hàng ngày
  • Triệu chứng hen xuất hiện liên tục
  • Đêm thức giấc thường xuyên
  • Cung lượng đỉnh hoặc FEV1<60%
  • Biến đổi cung lượng đỉnh >30%
Ưu tiên:
– Corticosteroid hít liều vừa + thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài.
Thay thế:
 Corticosteroid hít liều cao + một trong các loại:
  • Thuốc kháng Leukotrien
  • Theophylline
— Nếu cần, dùng Corticosteroid dạng uống (2 mg/kg nhưng không quá 60mg/ngày)
Khuyến cáo điều trị dự phòng Hen phế quản cho trẻ từ 0 đến 4 tuổi

(Chương trình Phòng chống Hen quốc gia Hoa Kỳ) 

Đối với trẻ dưới 5 tuổi, việc điều trị hen phế quản có một số đặc thù:

  • Đánh giá mức độ nặng nhẹ của hen ngoài cơn dựa vào bệnh sử;
  • Từng bước điều trị giống như với trẻ trên 5 tuổi, chỉ khác là không dùng theophylline ; Dùng Montelukas như thuốc kháng leukotrien.
Mức độ nặng của hen (ngoài cơn hen cấp)
Khuyến cáo điều trị dự phòng
Hen nhẹ ngắt quãng
Bước 1- Dùng thuốc khi có triệu chứng
  • Triệu chứng hen < 2 lần/tuần
  • Thức giấc ban đêm <2 lần/tháng
  • Giữa các đợt không có triệu chứng.
Ưu tiên:
  • Thuốc giãn phế quản thụ thể beta 2 tác dụng ngắn khi cần thiết (không dùng hàng ngày)
Hen nhẹ dai dẳng
Bước 2- Dùng thuốc hàng ngày
  • Triệu chứng hen < 2 lần/tuần nhưng <1 lần/ngày.
  • Thức giấc ban đêm >2 lần/tháng
Ưu tiên:
  •  Corticosteroid hít liều thấp
Thay thế:
Chọn một trong các thuốc sau:
  • Cromolyn
  • Montelukast  (Thuốc kháng Leukotrien)
Không dùng Theophylline tác dụng kéo dài.
Chỉ dùng thuốc giãn phế quản trong thời gian ngắn, khi cần thiết.
Hen vừa dai dẳng
Bước 3- Dùng thuốc hàng ngày
  • Triệu chứng hen xuất hiện hàng ngày
  • Sử dụng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn hàng ngày
  • Đêm thức giấc >1 lần/tuần
Ưu tiên: Corticosteroid hít liều vừa
Không dùng Theophylline tác dụng kéo dài.
*Dùng thuốc giãn phế quản cắt cơn khi cần thiết.
Hen nặng dai dẳng
  • Bước 4 – Dùng thuốc hàng ngày
  • Triệu chứng hen xuất hiện liên tục
  • Đêm thức giấc thường xuyên
Ưu tiên:
Corticosteroid hít liều cao + một trong hai loại:
  • Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài
  • Montelukast