Những loại thuốc không được nhai hoặc bẻ nhỏ

  Có rất nhiều dạng thuốc viên không nên nhai hoặc nghiền, [Xem thêm: thuốc chữa mất ngủ] bẻ nhỏ. Việc làm này sẽ phá vỡ cấu trúc giải phóng, làm thay đổi dược động học của thuốc và có thể dẫn đến mất hoặc giảm hiệu quả điều trị hoặc xảy ra độc tính cho người dùng. Với một số bệnh nhân đặc biệt (trẻ em, người mắc bệnh nuốt khó hay bệnh nhân có đặt ống thông dạ dày, người cao tuổi), rất khó khăn khi phải uống nguyên viên thuốc. Vì vậy, bác sĩ điều trị thường lựa chọn đường dùng khác thay thế hoặc bất đắc dĩ phải dùng giải pháp nhai, nghiền hay bẻ nhỏ viên thuốc. Các loại viên nén thông thường,
300x250 Những loại thuốc không được nhai hoặc bẻ nhỏ
viên giải phóng tức thì, viên bao đường hoặc bao film là những dạng thuốc có thể nhai hoặc nghiền được vì dược động học thay đổi không đáng kể. Bên cạnh đó lại có những dạng thuốc viên không được nhai, nghiền hay bẻ nhỏ là: Thuốc dạng bào chế kiểm soát giải phóng (phóng thích dược chất kéo dài): Các thuốc dạng này thường được gọi với nhiều thuật ngữ khác nhau và có ký hiệu rõ ràng trên tên thuốc. Đây là dạng thuốc có bao một lớp màng mỏng đặc biệt hoặc có khung trơ (matrix) chứa thuốc, sẽ phóng thích dược chất trong suốt thời gian di chuyển trong ống tiêu hóa để cho tác dụng kéo dài, phóng thích dược chất suốt 12 hoặc 24 giờ. Dùng thuốc phải theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý nhai và bẻ thuốc. Các dạng này có thể được nhận biết nhờ những ký hiệu trên tên thuốc như: 12-hour, 24-hour, CR (phóng thích có kiểm soát), LA (tác dụng kéo dài), Retard (chậm), SR (phóng thích chậm), XL (kéo dài hơn), XR (phóng thích kéo dài), LP (giải phóng kéo dài 8 giờ)… Tuy nhiên, cũng có nhiều tên thuốc không có ký hiệu để nhận biết như: aggrenox, pentasa, plendil, nitromint… Đặc biệt, dạng thuốc này chứa hàm lượng cao hơn dạng thuốc thông thường nên phải dùng đúng số viên, số lần trong ngày theo chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng sai có thể gây quá liều nguy hiểm
thuoc4 Những loại thuốc không được nhai hoặc bẻ nhỏ
và đặc biệt không được nhai, bẻ nhỏ hoặc mở viên nang. Thuốc bao tan trong ruột: Đây là dạng bào chế để thuốc đi qua dạ dày còn nguyên vẹn và chỉ tan ở phần đầu ruột non (tức tá tràng) và phóng thích dược chất ở ruột. Mục đích của dạng thuốc này là ngăn ngừa dược chất bị phân hủy trong môi trường acid của dạ dày chẳng hạn như các thuốc ức chế bơm proton (nexium, pantoloc) hoặc bisacodyl…; ngăn ngừa dược chất phóng thích [Xem thêm: benh phoi tac nghen man tinh] ở dạ dày, gây hại cho niêm mạc dạ dày (như viên nén bao tan ở ruột aspirin pH8). Với loại thuốc viên bao tan trong ruột, rất cần uống nguyên vẹn cả viên, không được bẻ nhỏ, kể cả nhai, ngậm. Thuốc viên sủi: Đây là loại thuốc cần được làm tan hoàn toàn trong nước trước khi đưa vào cơ thể. Thuốc dạng sủi là dạng phải giữ nguyên viên, tránh ẩm tốt để giữ nguyên hoạt chất và chỉ uống sau khi hòa tan. Không được bẻ nhỏ viên sủi hoặc bỏ nguyên viên vào miệng uống, sẽ rất hại cho đường tiêu hóa và khi không đủ nước để tan, thuốc không thể phát huy hết tác dụng. Thuốc chứa dược chất có nguy cơ gây hại cho người tiếp xúc: Các thuốc điều trị ung thư, thuốc gây độc tế bào, thuốc ức chế miễn dịch, như endoxan, methotrexat… Việc nhai hoặc nghiền các thuốc này có thể không ảnh hưởng đến dược động học của thuốc nhưng sẽ tạo ra các hạt phân tử có khả năng gây hại cho người thao tác do hít phải các phân tử này. Một số thuốc như dolobib, feldence, posicor nếu nghiền hoặc mở viên nang, bột thuốc sẽ phân tán, [Xem thêm: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính] tiếp xúc với da hoặc niêm mạc gây kích ứng. Thậm chí có thuốc như propecia, proscar được khuyến cáo không được nghiền, bẻ nhỏ vì nếu bột thuốc bị phân tán, xâm nhập qua cơ thể phụ nữ mang thai (qua đường mũi, miệng) sẽ ảnh hưởng đến thai. Do vậy, với các loại thuốc này, người bệnh phải giữ nguyên vẹn viên thuốc khi uống. Thuốc rất đắng, có mùi khó chịu: Không nên nhai, nghiền những thuốc mà dược chất có mùi vị khó chịu như zinnat, remeron… hoặc dược chất gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa như fosamax, Felden… Các thuốc: betapen-VK, cipro, ceftin, desyrel, equanil, berberin… là thuốc phải uống nguyên vẹn viên. Nếu bẻ nhỏ, nghiền nát, bệnh nhân sẽ không chịu được vị đắng khó chịu của dược chất. Thuốc ngậm dưới lưỡi: Với những viên thuốc đặt dưới lưỡi và ngậm cho tan cần đặc biệt lưu ý tuyệt đối không được bẻ đôi, bẻ nhỏ viên thuốc. Nhiều người nghĩ rằng làm như vậy không ảnh hưởng gì, nhưng thực tế chúng ta đã vô tình phá vỡ cấu trúc nguyên vẹn của thuốc, làm hỏng dạng thuốc, ví dụ như thuốc sorbitrate, sublingual, ergomar… tuyệt đối không được bẻ nhỏ. Theo suckhoedoisong Liên Quan KhácThời điểm uống thuốc và bữa ănƯu, nhược điểm của thuốc viên và thuốc sắcMẹo giúp bỏ thuốc láHạn chế lạm dụng corticoidCẩn thận khi dùng thuốc kháng sinh“1 trái cà bằng 3 chén thuốc”Món ăn bài thuốc từ củ khoai langCây kim ngân chữa ung thư của cả Đông y và Tây yKhông hợp tác dùng thuốc gây nguy hiểm cho sức khỏeBạn nên biết khi uống thuốc sắc Đông yTác dụng chữa bệnh của nấm linh xanhChữa đau dạ dày theo đông yĐiều trị suy nhược thần kinh Thận trọng khi dùng thuốc giảm đauSử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp như thế nào là đúng?   Cùng Chuyên MụcThận trọng khi dùng thuốc giảm đauChữa bệnh với rau muống biển Cây ngô đồng, giải pháp của mụn nhọtCây lá ngón chữa mụn độcCây ké hoa đào chữa bướu cổỨng phó khi bị côn trùng đốtBình Luận Facebook bình luận
Ty Huu Doc Ngoc