Nghiên cứu mới của tiến sĩ người Việt về ung thư máu

TIF-90 là tác nhân quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình tổng hợp ribosome ở các tế bào ung thư máu cấp tính, dẫn đến việc tăng sinh và phát triển nhanh dòng tế bào ung thư này. Đây là protein từ một dạng phiên mã khác của một protein từng được biết trước đây TIF-IA. So với dạng nguyên thủy, TIF-90 biểu hiện vượt trội hơn trong các tế bào ung thư máu cấp tính và có hoạt tính mạnh hơn rất nhiều.  Tiến sĩ Nguyễn Lê Xuân Trường, tác giả chính của nghiên cứu về ung [Xem thêm: Hen suyễn] thư máu. Ảnh: NVCC.. Tác giả chính công trình, tiến sĩ Nguyễn Lê Xuân Trường, nghiên cứu sau tiến sĩ tại viện ung thư chuyên sâu ĐH Stanford (Mỹ) cho biết, việc tìm ra được protein TIF-90 và cơ chế của nó trong việc điều khiển tế bào ung thư máu
Tiến sĩ Nguyễn Lê Xuân Trường, tác giả chính của nghiên cứu. Ảnh: NVCC.
góp phần quan trọng trong việc đưa ra các bằng chứng thuyết phục cho những loại thuốc chữa trị mới liên quan đến con đường tín hiệu này, đem niềm hy vọng đến cho nhiều bệnh nhân. “Bằng cách ức chế sự biểu hiện của TIF-90 cùng với việc dùng các thuốc chuyên biệt, chúng tôi đã kìm hãm sự phát triển các tế [Xem thêm: bệnh hen suyễn ở trẻ em] bào ung thư máu của bệnh nhân. Quan trọng hơn là các thuốc này đang được thử nghiệm lâm sàng và không gây nhiều độc tính cho sức khỏe bệnh nhân”, tiến sĩ Trường nhấn mạnh. Đây là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học Mỹ (ĐH Stanford), Hàn quốc (ĐH Sungkyunkwan) và Việt Nam (ĐH Tôn Đức Thắng), vừa được công bố trên tạp chí chuyên ngành nổi tiếng Blood. Công trình còn có sự tham gia của tiến sĩ Ngô Đức Trí, hiện là nghiên cứu sau tiến sĩ tại viện y khoa UT Southwestern, Texas. Tiến sĩ [Xem thêm: viem phoi tac nghen man tinh] Ngô Đức Trí và tiến sĩ Nguyễn Lê Xuân Trường (sinh năm 1982) từng là sinh viên ngành Công nghệ sinh học, ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM. Lê Phương