Cẩu tích còn gọi là kim mao cẩu tích, cây lông khỉ, lông cu ly. Theo Đông y, cẩu tích vị khổ, cam, ôn; vào can thận. Có công năng ôn bổ can thận, cường cân tráng cốt, khu phong trừ thấp. Dùng cho các trường hợp di tinh di niệu, đau mỏi vùng cột sống thắt lưng, yếu mỏi hai chân, đau nhức do phong thấp. Phần lông màu vàng được dùng cầm máu cho các vết thương nhỏ. Cẩu tích Cẩu tích dùng làm thuốc: Bổ thận khoẻ lưng: Bài 1: cẩu tích 16g, ngưu tất 12g, thỏ ty tử 12g, sơn thù du 12g, đỗ trọng 12g, thục địa 16g, cao ban long 12g. Cao ban long để riêng; sắc các vị khác lấy nước, hoà cao ban long vào để uống. Dùng trường hợp gan và thận suy nhược, lưng đau buốt, đái vặt không nín được, phụ nữ đới hạ. Bài 2: cẩu tích 15g, thục địa 12g, đỗ trọng 10g, dây tơ hồng 08g, kim anh tử 08g. Sắc uống trong ngày. Chữa thận hư, sống lưng đau mỏi, đi tiểu luôn luôn, bạch đới, di tinh. Trừ thấp giảm đau: Bài 1: cẩu tích 12g, ô đầu
chế 12g, tỳ giải 12g, tô mộc [Xem thêm: Hen suyen tre em] 8g. Tán bột làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 8g, chiêu với nước đun sôi. Trị đau các khớp xương do nhiễm gió ẩm hoặc rét ẩm, tứ chi và thân thể đau cứng tê buốt. Bài 2: cẩu tích 12g, ngưu tất 12g, mộc qua 12g, tang chi 12g, tùng tiết 12g, tần giao 12g, quế chi 12g, đương quy 12g, hổ cốt 12g, thục địa 20g. Sắc với nước hoặc ngâm rượu, uống. Trị khí huyết đều hư, cảm gió ẩm, đau khớp và tứ chi, thân thể đều đau. Bài 3: cẩu tích 15g, tục đoạn 12g, bổ cốt toái 12g, bạch chỉ 04g, đương quy 10g, xuyên khung 04g. Sắc uống. Chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, chân tay yếu mỏi hoặc bại liệt co quắp. Món ăn – bài thuốc có cẩu tích Thịt lợn hầm cẩu tích đỗ trọng hoài sơn: cẩu tích 15g, đỗ trọng 15g, hoài sơn 15g, thịt lợn nạc 200g. Cẩu tích, đỗ trọng sắc lấy nước. Đem nước sắc nấu với hoài sơn, thịt lợn thành canh súp, thêm gia vị thích hợp. Ăn trong bữa cơm. Rượu bổ thận tráng dương: cẩu tích 18g, đỗ trọng 15g, tục đoạn 15g, uy linh tiên 15g, ngưu tất 15g, ngũ gia bì 15g, rượu 1000ml. Ngâm 7 ngày. Mỗi lần uống 20ml, ngày 2 lần sáng chiều. Thịt chó hầm cẩu tích: cẩu tích 15g, kim anh tử 15g, câu kỷ tử 15g, thịt chó nạc 300g. Dược liệu gói trong túi vải, thịt thái miếng, thêm nước và gia vị; [Xem thêm: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì] hầm nhừ. Ăn trong bữa cơm. Kiêng kỵ: âm hư hoả vượng, thận hư có nhiệt, bí tiểu tiện hoặc nước tiểu vàng đỏ thì không nên dùng đơn thuốc có cẩu tích. Theo baithuochay Liên Quan KhácBài thuốc trị cảm cúm từ cây rau rángChữa mẩn ngứa, mụn nhọt bằng cây rau rángTác dụng của cây cỏ nếnLưu ý khi xuất hiện vết bầm dưới daMột số món ăn bài thuốc chữa bệnh từ lươnMột số bài thuốc từ hẹVị thuốc quý từ cây dâu tằmRau cần chữa huyết áp caoHạt hẹ làm thuốc chữa bệnh nam giớiCách dùng nho làm thuốcBài thuốc chữa cảm cúm từ rau mùi tàuDùng mật ong chữa viêm phế quản ở người cao tuổiTrà dược cho người bị gan nhiễm mỡCông dụng chữa bệnh thần kỳ từ nghệ vàngVị thuốc quý từ hải sâm [Xem thêm: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính] Cùng Chuyên MụcTác dụng cực tốt của chè đắngThảo quả cắt cơn sốt rétRau tàu bay – phương pháp giảm cân mớiCây tầm gửi – Vị thuốc nam tốt cho sức khỏeRau mùi ta trị kiết lỵ, đầy bụng khó tiêuCây rẻ quạt chữa đau họng, khản tiếngBình Luận Facebook bình luận
Món ăn từ cây cẩu tích bổ thận tráng dương