Làm gì khi người yêu bị viêm gan B?

Câu hỏi 1: Cháu 21 tuổi, bạn trai cháu bị viêm gan B. Chúng cháu sắp kết hôn, theo như cháu được biết nếu cháu được tiêm vắc xin viêm gan B thì cháu sẽ không bị viêm gan B và chúng cháu vẫn có thể sinh con khỏe

mạnh. Như vậy có đúng không ạ? Và nếu tiêm vắc xin thì cháu phải tiêm trước khi chúng cháu muốn có con bao nhiêu lâu ạ? Xin bác sĩ giải đáp giúp cháu! Cháu cảm ơn ạ! Ảnh minh họa BS. Nguyễn Thị Thúy trả lời: Chào cháu, Bạn trai cháu bị viêm gan B, trước khi đi tiêm phòng, cháu nên đi xét nghiệm xem mình có bị viêm gan B không. Nếu cháu âm tính, cháu hoàn toàn có thể tiêm phòng trước khi cưới và trước khi mang thai. Hiện nay tiêm phòng viêm gan B, tiêm 3 mũi, các mũi cách nhau 1 tháng. Sau 1 [Xem thêm: benh phoi] tháng kể từ khi cháu tiêm đủ mũi 3 viêm gan B, cơ thể cháu đã có kháng thể, cháu có thể có thai và cháu bé sinh ra khỏe mạnh không sợ bị nhiễm viêm gan B do cháu truyền cho con khi mang thai, với điều kiện cơ thể cháu đáp ứng tốt với vắc-xin viêm gan B (sau 1 tháng tiêm phòng viêm gan B đủ 3 mũi, cơ thể cháu có kháng thể). Chúc sức khỏe! Câu hỏi 2: Vợ em là nữ giới, năm nay 20 tuổi và bị mắc bệnh viêm gan B, liệu vợ em có sinh con được không và có cách nào để phòng chống không lây sang con không. Bác sĩ tư vấn giúp em. Em cám ơn! Ảnh minh họa ThS. Vũ Thị Tuyết Mai trả lời: Chào em, Khoảng 60% số trẻ sinh ra từ

người mẹ bị viêm gan B không mắc căn bệnh này, và không phải đứa trẻ nào mang mầm bệnh cũng bị bệnh suốt đời. Do vậy, vợ em bị viêm gan B vẫn có thể mang thai, nhưng phải tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ.  Nếu xét nghiệm HBsAg (+) / HBeAg (+) thì khả năng mẹ truyền bệnh cho con là 90%. Nếu xét nghiệm HBsAg (+) / HBeAg (-) thì khả năng mẹ truyền bệnh cho con chỉ là 5-10%. Chính vì thế, trước khi quyết định có thai, vợ em cần đi khám tổng quát, nếu HBsAg (-) hoặc không có quá trình tăng lên của vi-rút viêm gan B thì vẫn có thể mang thai bình thường. Nếu HBsAg (+), vợ em cần điều trị bằng các thuốc ức chế quá trình nhân lên của vi-rút để giảm nồng độ của vi-rút trong máu, HBsAg (+) chuyển thành HBsAg (-) thì mới mang thai. HBsAg (-) thì khả năng lây nhiễm cho bé gần như không có. Thông thường, khi xét nghiệm HBsAg (+) và định lượng HBsAg dưới 5 đơn vị copi thì cũng có thể mang thai. Trong quá trình mang thai, vợ em không nên dùng thuốc điều trị [Xem thêm: Rối loạn giấc ngủ] viêm gan B (kể cả những thuốc bổ gan) vì thuốc có ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, thai nhi và trong khi sinh đẻ. Lúc này, vợ em cần bồi dưỡng, ăn uống đủ chất, giảm thiểu lao động… để tăng khả năng chống lại bệnh tật.  Ngay trong 24 giờ đầu sau sinh, vợ chồng em hãy cho bé tiêm vắc-xin viêm gan B. Đây là cách tốt nhất để phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con (phòng ngừa được 80-95%).  Chúc các em hạnh phúc! [Xem thêm: Bệnh mất ngủ] Theo Suckhoedoisong.vn