Hệ thống hô hấp của trẻ em rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài, các tác nhân như: vi trùng, siêu vi trùng có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ quan hô hấp trẻ em qua mũi, miệng, da. Khi bị các bệnh về đường hô hấp, chúng ta nên xử trí như thế nào để trẻ nhanh khỏi nhất và ít mắc lại, đó là mong muốn của nhiều bậc cha mẹ.
Vì sao bé rất hay bị viêm đường hô hấp? Câu trả lời đơn giản rằng, với trẻ em, các chất tiết ở đường hô hấp không có chất chống đỡ, hệ thống lông rung hoạt động còn yếu nên tác nhân gây bệnh như vi trùng, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng có thể xâm nhập qua da, qua mũi, miệng… Do đó các cháu rất dễ bị bệnh đường hô hấp.
TS Phạm Xuân Tú, Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, các bệnh về đường hô hấp bao gồm bệnh đường hô hấp trên và bệnh đường hô hấp dưới. Các bệnh đường hô hấp trên thường gặp như: Viêm mũi cấp; viêm VA cấp tính; viêm VA mãn tính; viêm A mi đan cấp tính; viêm A mi đan mãn tính; viêm họng đỏ. Bệnh đường hô hấp dưới gồm: Viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi. Những dấu hiệu dấu hiệu ban đầu khi các cháu bị nhiễm trùng thường là: chán ăn, quấy khóc, chảy nước mũi, nước mắt, ho, sốt, khó thở, nhịp thở tăng so với lứa tuổi, cánh mũi phập phồng, co kéo các cơ hô hấp…
Đối với các cháu bị viêm đường hô hấp trên, tuy bệnh không nguy hiểm tức khắc, nhưng có thể bị biến chứng viêm não, viêm màng não khi vi khuẩn đi vào máu gây nhiễm trùng huyết. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus, lây qua nước bọt, nước mũi có virus trong không khí. Khi trẻ nhiễm lạnh đột ngột hoặc gặp khi thời tiết thay đổi trẻ dễ mắc bệnh. Vì vậy, khi thời tiết có sự chênh lêch nhiệt độ cao giữa ngày và đêm, trẻ cần được mặc ấm vào sáng và tối, nhưng lại được bỏ bớt áo khi về trưa. Không nên cho trẻ ăn, uống đồ lạnh, tắm khi còn mồ hôi. Nếu trẻ nhiễm bệnh, cần được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng tốt, giữ vệ sinh mũi, họng bằng cách hút sạch các tiết dịch ở mũi và sau đó nhỏ các thuốc sát khuẩn nhẹ và co mạch có tác dụng chống ngạt mũi theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc
Với trẻ bị viêm đường hô hấp dưới (viêm thanh quản, tiểu phế quản, viêm phổi), trong một số trường hợp có thể làm cho bệnh nhi suy hô hấp, hoặc có một số biến chứng nặng khác cần can thiệp như: viêm phổi, ápxe phổi… Nguyên nhân thường gặp là do trước đó trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên nhưng chưa được điều trị kịp thời dẫn đến đến biến chứng viêm đường hô hấp dưới. Trẻ thường biểu hiện là ho và sốt. Đối với các trường hợp viêm phế quản phổi ở giai đoạn khởi phát, các bé thường chỉ bị sốt nhẹ, người mệt mỏi, quấy khóc, ăn kém. Ở giai đoạn toàn phát, bé sốt cao hoặc có thể bị hạ nhiệt độ, ho khan, chảy nước mũi và bắt đầu xuất hiện đờm. Lúc này, bé thấy khó thở, cách mũi phập phồng, thở nhanh. Đối với bé sơ sinh có những triệu chứng: trướng bụng, da xanh tím, giảm trương lực cơ… Những trẻ này cần được khám và điều trị sớm để tránh biến chứng.
Các bác sĩ khoa nhi đều khuyên rằng, những biện pháp mà bất kỳ cha mẹ nào cũng có thể làm được và nên làm như sau:
– Vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%
– Cho trẻ ra ngoài đi dạo mỗi ngày 10-15 phút, tiếp xúc với những trẻ đồng trang lứa để trẻ quen với môi trường xung quanh.
– Tránh tiếp xúc với trẻ đang bị bệnhhoặc nơi đang có dịch bệnh.
– Xử lý kịp thời ngay khi trẻ bị sổ mũi, ho để giảm biến chứng và tiến triển bệnh nặng. Trong trường hợp trẻ ho có đờm nên sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm độ nhày dính và làm loãng đờm, giúp tống xuất đờm ra ngoài một cách dễ dàng hơn.
– Lưu ý: trẻ nhỏ thường hay bị nôn trớ khi uống thuốc, vì vậy siro ho có mùi vị dễ uống thường được các bậc cha mẹ lựa chọn. Methorphan là thuốc có công dụng giảm ho, long đờm, thông mũi điều trị hiệu quả ho khan, ho dị ứng, ho có đờm, sổ mũi, ngạt mũi … Methorphan có vị ngọt, thơm, dễ uống, đặc biệt phù hợp cho trẻ em. Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc theo sự tư vấn của thầy thuốc để đạt hiệu quả tối ưu.
Hà Linh (KH&ĐS)