Hội lồng ngực Hoa Kỳ: Thông tin cho bệnh nhân Hút thuốc lá và phụ nữ có thai

Ở Hoa Kỳ, khoảng 11.4% phụ nữ có thai hút thuốc lá. Phụ nữ hút thuốc lá thường gặp nhiều khó khăn trong thai kỳ.

Những thai phụ khi phát hiện ra mình có thai (hoặc ít nhất trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ) nếu ngưng hút thuốc lá sẽ giúp tăng cơ hội sinh ra một đứa trẻ bình thường và khỏe mạnh. Ngưng hút thuốc lá, đặc biệt là trong thời gian mang thai, là một thử thách thật sự, do đó nên cai thuốc lá trước khi có thai. Bỏ thuốc lá có thể không dễ dàng, nhưng có những điều có thể làm để giúp bạn bỏ thuốc lá: trao đổi với bác sĩ, tham gia chương trình cai thuốc lá ở địa phương hoặc học hỏi kinh nghiệm từ một người đã bỏ được thuốc lá. Đây đều là những cách hữu ích để hỗ trợ những nỗ lực của bạn trong việc cai thuốc.

Hút thuốc trong khi mang thai ảnh hưởng đến em bé như thế nào ?

Hút thuốc lá trong khi mang thai được coi là nguyên nhân hàng đầu gây hại cho em bé. Trong khi mang thai, bà mẹ cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi, đồng thời các hóa chất độc hại cũng có thể qua bào thai. Ví dụ, một phụ nữ mang thai hút thuốc lá có thể đưa vào lá đứa con chưa sinh của họ trên 7.000 hóa chất độc hại và gây ung thư có trong thuốc lá. Con của các bà mẹ hút thuốc lá thường được sinh ra sớm hơn, nhỏ hơn và kém khỏe mạnh hơn so với những đứa trẻ con của các bà mẹ không hút thuốc. Trẻ nhẹ cân, không khỏe mạnh dễ mắc bệnh nặng hơn và có nhiều khả năng chết trong giai đoạn sơ sinh.

Phụ nữ mang thai hút thuốc có nhiều khả năng bị sẩy thai, nhau bong non (nhau thai tách ra từ lớp niêm mạc của tử cung) và nhau thai tiền đạo (nhau thai phát triển ở phần thấp nhất của tử cung và cản trở phần mở ra của cổ tử cung gây sanh khó). Những điều này có thể dẫn đến chảy máu nặng, sốc và đôi khi gây tử vong cho mẹ và trẻ sơ sinh.

Trẻ sinh ra từ các bà mẹ hút thuốc có nhiều khả năng chết do Hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh (Sudden Infant Death Syndrome – SIDS). Con của bà mẹ hút thuốc lá cũng có chức năng phổi kém lúc sinh và cả sau này trong cuộc sống, và thường dễ bị bệnh hen suyễn và bệnh phổi thường xuyên hơn so với những trẻ sinh ra từ những bà mẹ không hút thuốc. Những đứa trẻ thường có nhiều dị tật, bệnh phổi, và viêm tai giữa khi sinh ra từ các bà mẹ hút thuốc. Ngoài ra, các em có thể có nhiều rối loạn học tập và các vấn đề hành vi, có nhiều khả năng bắt đầu hút thuốc khi chúng lớn lên.

Lời khuyên để các bà mẹ bỏ thuốc lá là gì ?

Cam kết bỏ thuốc lá để tốt cho sức khỏe của chính mình cũng như sức khỏe của em bé. Quyết định một cách quyết tâm rằng bạn muốn bỏ! Xây dựng một kế hoạch để bỏ thuốc lá. Kế hoạch này nên bao gồm những cách để làm cho việc bỏ thuốc lá dễ dàng hơn. Ví dụ như :

Lập một danh sách các lý do và lợi ích của việc bỏ thuốc.

Đặt một ngày không hút thuốc trong vòng hai tuần tới.

Xác định các rào cản gây khó khăn cho việc ngưng thuốc lá và suy nghĩ về cách bạn sẽ vượt qua những rào cản đó.

Tạo một danh sách những người sẽ hỗ trợ bạn những nổ lực của bạn. Khuyến khích những người xung quanh bạn bỏ thuốc lá hoặc không hút thuốc gần bạn.

Loại bỏ những điều gợi nhắc đến thuốc lá có thể làm cho bạn bị tái nghiện. Bắt đầu bằng cách làm sạch xe và nhà của bạn. Hãy cố gắng loại bỏ các mùi của khói thuốc càng nhiều càng tốt. Vứt bỏ hết điếu thuốc nào còn lại, gạt tàn, bật lửa, và mọi thứ gợi nhớ việc hút thuốc. Phá vỡ sự kết nối giữa hút thuốc lá với những thói quen có liên quan với thuốc lá. Cố gắng tránh những nơi mà bạn luôn luôn hút thuốc. Tới khu vực không khói thuốc, chẳng hạn như thư viện, phim ảnh, v.v

Việc phân tâm làm việc khác sẽ giúp quên đi cơn thèm thuốc lá hoặc để tránh nhắc nhở bạn về thuốc lá. Các điều sau đây sẽ giúp những người khác bỏ thuốc lá :

Hãy đi bộ sau bữa ăn.
Giữ tay và tâm trí của bạn bận rộn. Tìm một sở thích mới.
Tập thể dục.
Thư giãn với vòi hoa sen. Mát xa lưng, bàn chân hoặc tay. Ngủ.
Uống nhiều nước.
Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn để xem có cần dùng thuốc giúp bỏ hút thuốc. Có những trung tâm giúp đỡ địa phương mà bạn có thể gọi. Gọi điện thoại để được tư vấn qua điện thoại và thông tin về bỏ thuốc lá. Quan trọng nhất, đừng bỏ cuộc! Tiếp tục cố gắng.

Nếu bạn tái nghiện và bắt đầu hút thuốc một lần nữa, bắt đầu cai thuốc lại. Rút kinh nghiệm và thử lại.

Tài liệu tham khảo :

US Department of Health and Human Services Women’s Health USA 2008: Smoking during pregnancy. US Department of Health and Human Service, Centers for Disease Control and Prevention, 2008. US Department of Health and Human Services A Report of the Surgeon General: How Tobacco Smoke Causes Disease: What it Means to You. US Department of Health and Human Service, Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Chronic Disease Prevention and Health Promotion, Office on Smoking and Health, 2010.

Tác giả :

Ủy ban Hành động vì tác hại thuốc lá của Hội Lồng ngực Mỹ RN, DNP, Andrea Spatarella, FNP-BC, DNP Patricia Folan, RN, DNP, Andrea Spatarella, FNP-BC, DNP

Nguồn :

http://www.thoracic.org/patients/patient-resources/resources/smoking-and-pregnancy.pdf