Cưới 3 ngày

Những ngày vừa qua, dư luận cả nước
Ảnh cưới của anh Thắng và chị Thanh.
cũng
Bà Hán cho biết rất tự hào về đứa con trai của mình.
như trên các mặt báo đều nóng thông tin về hành động [Xem thêm: benh phoi tac nghen] hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương-981 của TQ trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Không chỉ dư luận trong nước, quốc tế cũng xem hành động của TQ là trắng trợn, gây hấn, khiêu khích và đe dọa ổn định khu vực. Hơn ai hết, những người cha, người mẹ, người vợ của các chiến sĩ cảnh sát biển (CSB) đang ngày đêm làm nhiệm vụ ngoài vùng biển nóng luôn phải sống trong lo âu thấp thỏm. Họ không chỉ lo cho sự an toàn của chồng, con mình mà còn lo cho sự an nguy của tổ quốc. Hơn ai hết, họ luôn là điểm tựa, là hậu phương vững chắc cho những người lính đang ngày đêm đối đầu với khó khăn ngoài khơi xa. Ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Linh (57 tuổi) và bà Nguyễn Thị Tuất (56 tuổi) nằm trên trục đường chính dẫn vào thôn Thái Bình, xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) mấy hôm nay luôn có người ra vào. Ông bà có con trai là Thiếu úy Nguyễn Xuân Tuyển, đang làm nhiệm vụ trên tàu CSB 2012 của Hải đội 2 thuộc CSB vùng 2. Hầu hết, họ đến để nắm bắt tình hình cũng như động viên gia đình. Tuyển là con út và
Từ ngày TQ hạ đặt giàn khoan trái phép ở vùng biển Việt Nam, bà Tuất không rời mắt khỏi ti vi để theo dõi tình hình của con.
là con trai độc nhất của ông Linh, bà Tuất. Tốt nghiệp lớp 12, anh nhập ngũ. Sau khi được huấn luyện tại Hải Phòng rồi vào miền Nam học tập, đến 2010, ra trường, anh được điều về làm nhân viên tín hiệu trên tàu CSB 2012. ‘Từ ngày nghe tin Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ngoài vùng biển Hoàng Sa, không ngày nào tôi rời cái tivi. Cả nhà cứ đến chương trình thời sự là lại tập trung để xem’, bà Tuất cho hay. Theo lời bà Tuất thì từ ngày con nhận nhiệm vụ đến nay, số ngày được ở bên gia đình chỉ đếm trên đầu ngón tay. Năm 2011, sau một thời gian yêu nhau, Tuyển cưới chị Nguyễn Thị Huyền làm vợ. ‘Cưới được 3 ngày thì anh ấy lên đường làm nhiệm
Chị Huyền vợ anh Tuyển bế đứa con của mình.
vụ. Còn ngày em sinh con, cũng tận 17 ngày sau anh ấy mới trở về. Nhiều khi thấy tủi thân lắm nhưng [Xem thêm: benh phoi tac nghen] em đã xác định trước nên chấp nhận’, chị Huyền tâm sự. Chị Huyền, vợ anh Tuyển bế đứa con của mình Từ ngày Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan [Xem thêm: bệnh phổi tắc nghẽn] 981, anh Tuyển mới chỉ 1 lần gọi điện về nhà. Tình cảm vợ chồng của họ chỉ được kết nối qua sóng điện thoại, đầy vội vã và chát mặn nhưng bền chặt yêu thương. Đứa con trai đầu lòng ra đời được anh đặt tên là Hải Đăng, nay đã lên 2 tuổi. Ngay cạnh nhà của Thiếu úy Nguyễn Xuân Tuyển là nhà của Trung úy Nguyễn Trung Thành. Anh Thành cũng là CSB làm nhiệm vụ trên tàu mang số hiệu CSB 4033. Hôm nghe tin tàu 4033 bị tàu TQ đâm hỏng, ở quê nhà mẹ, vợ và các con anh rất lo lắng. Cũng may sau đó, thông tin báo về cho biết không ai trên tàu bị thương. Cũng như bố mẹ, vợ anh Tuyển, bà Nguyễn Thị Loan (mẹ anh Thành) ngày nào cũng không rời mắt khỏi chiếc ti vi để nghe ngóng tình hình của con trai và các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ nơi đảo xa. Trước đó anh Thành vốn có 7 năm công tác ở đảo Phú Quốc nên gia đình cũng đã quá quen với cảnh thường xuyên vắng nhà của anh. Vợ anh Thành, chị Phan Thị Tuyết hiện đang công tác tại trạm y tế xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc. Cũng như những người vợ khác của lính CSB, chị luôn hiểu, cảm thông cho chồng mình. Một mình chị ở quê nhà nuôi 2 con đang ở tuổi ăn học vừa chăm lo chu toàn việc nhà, chăm sóc bố mẹ chồng để anh yên tâm công tác. ‘Nhiều khi cũng thấy thiệt thòi, người ta sớm tối có chồng chia sẻ, bên nhau lúc ốm đau, sinh nở, nhưng tôi chỉ biết động viên anh hoàn thành tốt nhiệm vụ tổ quốc giao’, chị Tuyết tâm sự. Từ ngày trên biển xảy ra va chạm đến nay, anh Thành cũng mới chỉ liên lạc về nhà 2 lần. Gần nhất là cách đây 4 ngày, khi tàu vào tiếp nhiên liệu, anh mới có ít thời gian gọi về trò chuyện cùng gia đình. Bà Loan cho hay: ‘Thành gọi điện về thông báo mọi người trên tàu đều an toàn, khỏe mạnh nên tôi vui lắm. Tôi cũng không biết nói gì ngoài việc động viên con và đồng đội yên tâm công tác, hoàn thành nhiệm vụ’. Cũng làm nhiệm vụ trên tàu CSB 4033 còn có Thượng úy Hoàng Mạnh Thắng, quê ở xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An). Hôm PV về gặp gia đình, bà Nguyễn Thị Hán (62 tuổi, mẹ anh Thắng) vui mừng cho biết anh vừa gọi điện về sau nhiều ngày lênh đênh trên biển. Bà Hán rất tự hào về con trai mình Anh Thắng cũng là con trai độc nhất trong gia đình có 4 chị em, bố anh là ông Nguyễn Văn Hào (62 tuổi), chiến sĩ kháng chiến chống Mỹ, thương binh 1/4. Theo lời bà Hán kể, sau khi học hết THPT, Thắng thi đậu vào trường Cao đẳng ở TP Vinh nhưng không đi học mà làm đơn xin tự nguyện lên đường nhập ngũ. Hai năm sau, anh hoàn thành nhiệm vụ, cũng năm đó Thắng thi đậu vào Học viện Hải quân, khoa CSB. ‘Năm 2011 Thắng tốt nghiệp ra trường rồi về công tác tại tàu CSB 4033 cho đến nay. Từ ngày nhận nhiệm vụ, số ngày nó về sum vầy với gia đình rất ít. Nó là lính làm nhiệm vụ trên biển đảo, nay lại xảy ra căng thẳng chúng tôi cũng lo lắm nhưng chỉ biết động viên con vững tin’, bà Hán nói. Ảnh cưới của anh Thắng và chị Thanh Chị Đoàn Thị Thanh, vợ của anh Thắng hiện đang công tác tại ngân hàng SHB chi nhánh Tây Đà Nẵng. Nói về tình yêu của hai người, chị Thanh cho biết anh chị đến với nhau cũng rất tình cờ. Dịp đó là tết năm 2012, trong mấy ngày ngắn ngủi về phép, anh Thắng vô tình quen chị. Tình cảm lớn dần, cuối năm 2013 vừa qua hai người đã tổ chức đám cưới trong sự vui mừng của người thân, bạn bè, hàng xóm. Chị Thanh cho biết hiện chị đang mang thai 6 tháng. ‘Mang bầu lại đang ở trọ một mình nhưng anh ấy đi suốt, chỉ lúc nào tàu vào tiếp dầu và lương thực thì hai người mới có dịp được ở bên nhau. Nhiều lúc cũng tủi thân lắm nhưng lâu rồi quen’, chị chia sẻ. Theo News.zing.vn