Theo nghiên cứu từ Quỹ Kaiser Family, mỗi ngày thanh thiếu niên sử dụng trung bình 11 giờ trên các phương tiện truyền thông. [Xem thêm: Cham soc suc khoe tai nha] Các cuộc điều tra được thực hiện bởi nhà nghiên cứu thị trường Ipsos Mobility mùa Thu năm ngoái cho thấy, vào những ngày đi học thanh thiếu niên Canada dành 5 giờ mỗi ngày cho điện thoại thông minh – cụ thể là nhắn tin, lướt mạng xã hội, chơi game và xem video. Các nhà khoa học lo ngại rằng, điều này có thể khiến trẻ em bị phân tâm, làm gián đoạn khả năng tập trung và ảnh hưởng đến tư duy phân tích. Chia sẻ với quan điểm trên, một số nhà giáo dục cũng như nhiều bậc phụ huynh học sinh cũng bãy tỏ lo lắng khi thanh thiếu niên dành quá nhiều thời gian trực tuyến, giữ liên hệ với nhiều bạn ‘ảo’, hoặc dễ dàng hành xử theo lối ‘anh hùng bàn phím’,… Tuy nhiên, các chuyên gia đã đưa ra một vài phương pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực trên và để đảm bảo rằng trẻ em có một cuộc sống trực tuyến lành mạnh. 1. Tập thể dục Nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên nhắn tin, chơi game và sử dụng máy tính trong nhiều giờ có nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến xương, cơ ở cổ, ngón tay cái, và lưng. Toàn bộ gian ngồi trước màn hình máy tính với sự hạn chế hoạt động cơ bắp có thể làm suy thoái giống nòi. Tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường sự dẻo dai có thể giúp chống lại một số ảnh hưởng không tốt khi phải ngồi trước màn hình máy tính quá lâu. Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của tập thể dục trong việc giảm trầm cảm và lo âu. 2. Dành thời gian gặp mặt Một số người phàn nàn khi kĩ năng xã hội ở nhóm người trẻ tuổi bị ‘ăn mòn’ do họ ‘đắm mình’ trong công nghệ, và thích nhắn tin hơn là nói chuyện. Rõ
ràng, kĩ năng giao tiếp bằng mắt [Xem thêm: chua chung mat ngu] và khả năng đàm thoại ‘ngoài đời’ cũng tạo ra cảm xúc kết nối nhân loại mạnh mẽ hơn. 3. Giữ cân bằng trong cuộc sống Một cuộc sống trực tuyến khỏe mạnh cũng tương đồng với việc có chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lí. TS Michael Rich – GS Nhi khoa ở Đại học Harvard (Mỹ), Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Sức Khỏe trẻ em thuộc Bệnh viện [Xem thêm: thuoc tri benh mat ngu] Nhi Boston cho biết, không thể tách rời công nghệ truyền thông với cuộc sống nhưng chúng ta cần phải xem xét chúng như một phần nhỏ trong cuộc sống hằng ngày của đứa
trẻ bên cạnh nhiều hoạt động khác, chẳng hạn như vui chơi giải trí, học tập, thời gian dành cho bạn bè, cũng như gia đình. Ông cho rằng, các bậc cha mẹ không nên chỉ giới hạn thời gian với công nghệ; họ nên khuyến khích trẻ có những lựa chọn
có ý thức về việc làm lấp đầy một ngày của trẻ với nhiều hoạt động khác nhau . 4. Biết lựa chọn Nhiều người trong số chúng ta chấp nhận công nghệ một cách mù quáng, sa vào những cám dỗ đầy huyễn hoặc, hoặc bị che mờ bởi những video ‘trong mơ’. Cách tiếp cận lành mạnh hơn cả đối với công nghệ là tận dụng tối đa lợi thế của chúng, đồng thời học cách để lọc ra những ‘hạt sạn’. GS Don Roberts, Đại học Stanford, đã thực hiện nhiều nghiên cứu chuyên sâu về tác động của phương tiện truyền thông lên giới trẻ. Ông cho rằng, trách nhiệm của cha mẹ là giúp trẻ em trở thành người sử dụng công nghệ thông minh bằng cách nói chuyện với chúng về những thứ chúng tiếp cận trực tuyến. 5. Hòa mình vào thiên nhiên Các nhà nghiên cứu đã chứng minh khả năng ‘chữa lành’
của thiên nhiên khi bị căng thẳng về thể chất, tinh thần cũng như cảm xúc mà việc sử dụng công nghệ ảnh hưởng đến cơ thể, não bộ chúng ta. Thiên nhiên giúp làm tăng dự trữ vitamin D – một loại vi chất dễ bị cạn kiệt nếu ở trong nhà hay ngồi ở trước màn hình máy tính trong thời gian dài. Tương tự, đây cũng là liều thuốc giảm các triệu chứng lo âu, trầm cảm và rối loạn thiếu tập trung. 6. Đọc một cuốn sách hay Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi đọc sách, các bộ phận trong não liên quan đến trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và các giác quan cũng tham gia vào qyuas trình này. Những người đọc sách thường xuyên có các khả năng tư duy bằng lời nói tốt hơn và quan trọng hơn là giảm nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ. Điều này hoàn toàn trái ngược với sử dụng phương tiện truyền thông điện tử – một hoạt động nhận thức thụ động. Ảnh trong bài: nguồn internet Ngọc Luyện (Theo CBC) Theo Suckhoedoisong.vn
Cho một ‘cuộc sống online’ khỏe mạnh