[Xem thêm: benh tac nghen phoi] Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,… Cây được trồng làm thuốc, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự. Cây cao khoảng 1m hay hơn, sống lâu năm. Thân hình trụ rỗng, không phân nhánh. Lá to có cuống, phần dưới phát triển thành bẹ ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2-3 lần lông chim, mép khía răng, có lông ở gân lá mặt trên. Cụm hoa tán kép mọc ở ngọn. Hoa nhỏ màu trắng. Quả bế, [Xem thêm: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính copd] dẹt. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ, thường gọi là bạch chỉ. Thu hoạch vào mùa thu đông, khi thấy một số lá gốc úa vàng, đào thử thấy củ to, chắc là có thể thu hoạch được. Dùng dao chặt toàn cây để lại 10cm thân. Khi đào tránh làm sây sát vỏ và gãy rễ, rũ sạch đất, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phân riêng củ có kích thước như nhau, phơi hay sấy nhẹ cho khô. Dược liệu hình chùy, dài 10 – 20 cm, phần trên to, phần dưới thuôn nhỏ dần. Mặt ngoài củ có màu vàng nâu nhạt, có nhiều vết nhăn dọc. Mặt cắt ngang có màu trắng hay trắng ngà. Thể chất cứng, vết bẻ lởm chởm, nhiều bột. Mùi thơm hắc, vị cay, hơi đắng. Theo nghiên cứu dược lý, bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau,… Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,… Thường được dùng làm thuốc giảm đau, chữa cảm mạo, viêm xoang, viêm mũi, mụn nhọt sưng đau, viêm tuyến vú, thông kinh nguyệt,… Một số đơn thuốc thường dùng: Chữa cảm lạnh: Bạch chỉ 3g, đậu khấu 3g, cam thảo 3g, sinh khương 5g, thông bạch 3g, đại táo 6g. Sắc uống cho ra mồ hôi thì thôi. Chữa viêm mũi sinh đau đầu: Bạch chỉ 9g, thương nhĩ tử 9g, tân di 9g, bạc hà 4,5g. Tán mịn, mỗi lần uống 3g, ngày 2 – 3 lần. Dùng 3 – 5 ngày. Chữa mụn nhọt đau nhức, mưng mủ, nhưng chưa vỡ: Bạch chỉ 3g, thanh bì 3g, đương quy 4g, tạo giác thích 2g, xương truật 3g, ý dĩ 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 3 ngày. Chữa đau bụng kinh: Bạch chỉ 8g; ngưu tất, đan
sâm, mỗi vị 12g; quế chi, can khương, bán hạ chế, uất kim, mỗi vị 8g. Sắc uống trong ngày. Dùng 5 ngày trước kỳ kinh. Chữa bế kinh do ứ trệ máu: Bạch chỉ 8g; đan sâm, ngưu tất, mỗi vị 12g; xuyên khung 10g; quế chi, tía tô, uất kim, nga truật, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang. Dùng 5 – 7 ngày trước kỳ kinh. Trị hôi miệng: Bạch chỉ 30g, xuyên khung 30g. Tán bột, trộn mật làm viên to bằng hạt ngô, ngày ngậm 2 – 3 viên. (Dược liệu Việt Nam). Chú ý: Người có âm hư hỏa uất, nhiệt thịnh không nên dùng. Theo baithuochay Liên Quan KhácCây ké đầu ngựa chữa viêm mũi dị ứngTác dụng không ngờ của hànhCây bạch đồng nữ chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đềuCây cóc mẵn chữa ho, phòng trị cảm cúmBài thuốc dân gian chữa viêm xoangThuốc quý dân gian: Thương nhĩ tánLiệu pháp tự nhiên chữa viêm xoangPhòng bệnh cho trẻ trong mùa đôngNguyên tắc khi điều trị viêm xoangLý do tại sao tình dục được xem là liều thuốc tốt6 thực phẩm đẩy lùi triệu chứng kho chịu do viêm xoang6 loại thực phẩm đẩy lùi bệnh viêm xoangChọn tư thế ngủ thích hợp cho sức khỏe của bạnCách điều trị viêm xoangPhòng tránh sổ mũi cho trẻ khi giao mùa Cùng Chuyên MụcBài thuốc chữa bệnh viêm ganTác dụng chữa bệnh tuyệt vời của rau húng mà bạn chưa biếtCây cóc mẵn chữa ho, phòng trị cảm cúmNhững tác dụng kỳ diệu chưa được biết đến của nhân sâmBài thuốc chữa bệnh hay từ chuốiCác vị thuốc tốt cho thai phụBình Luận Facebook bình luận [Xem thêm: benh phoi tac nghen man tinh]
Cây bạch chỉ chữa cảm lạnh