Gel bôi trơn là chế phẩm chuyên dụng dùng để bôi trơn dành cho những chị em mắc chứng ‘khô hạn’, đau rát khi quan hệ thường gặp ở phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh, hay do một số bệnh như viêm nhiễm, suy giảm nội tiết tố,…
Trên thực tế, những sản phẩm này được quảng cáo như một ‘chất xúc tác’ tăng cường hưng phấn, giúp giảm đau rát và an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã lên tiếng cảnh báo về tác hại của nó nếu lạm dụng và sử dụng trong một thời gian dài bởi chúng dễ gây một số bệnh lí như viêm nhiễm phụ khoa, vô sinh, khó thụ thai. Các loại gel bôi trơn Trên thị trường hiện nay, chủ yếu có 3 loại gel với ưu nhược điểm khác nhau.
Gel bôi trơn gốc nước: dễ vệ sinh sau mỗi lần sử dụng và có thể bôi trực tiếp lên bộ phận sinh dục, hoặc bôi lên bao cao su. Tuy nhiên loại gel này kém bền, nhanh khô. Gel bôi trơn gốc silicon: bền hơn gel gốc nước nhưng do tính chất không tan nên nó dễ làm bẩn ga giường, hoặc làm rách bao cao su.
Gel bôi trơn gốc dầu: hiệu quả bôi trơn rất tốt nhưng dễ gây rách bao cao su khi sử dụng và có thể gây viêm nhiễm cho cả nam và nữ.
Tác hại của gel bôi trơn
Viêm nhiễm vùng kín Không ai có thể phủ nhận lợi ích gel bôi trơn mang lại trong đời sống vợ chồng, nhưng rõ ràng các chất hóa học trong gel gây ảnh hưởng không tốt đến vùng kín, bởi đây là vùng nhạy cảm với các hóa chất. Việc lạm dụng gel bôi trơn cũng có thể khiến cơ chế tự bôi trơn của ‘cô bé’ tê liệt, từ đó, phụ nữ bị phụ thuốc vào gel nhân tạo mỗi khi quan hệ, hoặc gây kích thích, bỏng rát, gây tổn thương trong môi trường âm đạo.
Ảnh hưởng không tốt đến quá trình thụ thai
Theo BS. Lê Thị Kim Dung, khoa Sản, Trung tâm Y tế Lao động Thái Hà, việc sử dụng gel bôi trơn tạo ra môi trường bất lợi cho sự vận động của ‘hạt giống’, từ đó làm giảm khả năng thụ tinh do tinh trùng bị cản trở trong chất nhờn của gel.
Vô sinh
Nhiều người tiêu dùng cho rằng, chỉ cần sử dụng loại gel hỗ trợ quá trình quan hệ là được, nhưng thực tế cho thấy những sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên thị trường rất nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản. Đặc biệt đối với những người có tiền sử bị các bệnh liên quan đến âm đạo, tử cung không được khuyến khích sử dụng sản phẩm này.
Cách khắc phục
Theo BS sản khoa Phạm Văn Hùng, BV Đống Đa, để khắc phục tình trạng ‘khô hạn’, chị em nên bổ sung các vi chất dinh dưỡng như omega-3, vitamin E,… Những chất này có nhiều trong dầu cá, hải sản,… Những người bị viêm nhiễm vùng kín không nên tự ý sử dụng những hợp chất được cho là có thể thay thế cho gel bôi trơn như vaseline, dầu thực vật, kem giữ ẩm hoặc một vài loại hóa mỹ phẩm khác. Những sản phẩm truyền miệng mà không có băng chứng khoa học rõ ràng về tác dụng có thể gây tác hại khôn lường nếu sử dụng dù chỉ trong một vài lần. Thêm vào đó, những phụ nữ không có vấn đề gì với việc sản sinh chất nhờn không nên ‘thử cảm giác’ với gel bôi trơn. Để biết những loại gel nào phù hợp với cơ địa an toàn, và không gây kích ứng bạn nên đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Ngọc Luyện (Tổng hợp)
Theo Suckhoedoisong.vn