Các triệu chứng ‘mách lẻo’ cơ thể bị thiếu sắt

Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Thiếu sắt là tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến nhất tại Hoa Kỳ, và phụ nữ là một trong những nguy cơ lớn nhất.

Sắt rất quan trọng để sản xuất hemoglobin, một protein giúp các tế bào máu đỏ mang oxy đi khắp cơ thể. Vì vậy, nếu không có sắt, có thể dẫn đến thiếu máu và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất. Hãy kiểm tra các triệu chứng thiếu sắt dưới đây, xem ở bạn xuất hiện những triệu chứng nào để có biện pháp bổ sung sắt kịp thời nhé!

1. Bạn bị kiệt sức
Triệu chứng phổ biến nhất khi bị thiếu sắt là bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Nó đôi khi dễ bị lẫn lộn trong guồng quay công việc, khi bạn nhầm tưởng đó là hệ quả của làm việc liên tục. Nancy Berliner, bác sỹ, phó tổng biên tập của Tạp chí Blood, trên tạp chí của Hiệu hội Huyết học Mỹ cho biết, phụ nữ thường coi mệt mỏi như là một phần của cuộc sống nên đôi khi bỏ qua những triệu chứng ấy. Tuy nhiên, thiếu sắt gây ra thiếu khí oxy cho các mô tế bào, vì vậy cơ thể bạn thiếu năng lượng cần thiết, khiến cho bạn dù đang ở trạng thái hoạt động bình thường cũng cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt, dễ bị kích thích hoặc khó tập trung. Khi thấy mình có những dấu hiệu này thường xuyên, thì thiếu sắt cũng là điều bạn nên nghĩ tới để bổ sung kịp thời.

2. Sắc mặt nhợt nhạt
Có một lý do mà từ ‘nhợt nhạt’ và ‘ốm yếu’ thường được sử dụng thay thế cho nhau. Hemoglobin là hợp chất trong máu khiến cho máu có màu đỏ và nhờ vậy nó giúp làn da của bạn trông hồng hào hơn. Điều đó có nghĩa rằng, khi sắc mặt của bạn trông nhợt nhạt, đặc biệt là những người có làn da trắng sự nhợt nhạt càng dễ nhận ra là do thiếu sắt.

3. Khó thở
Khó thở là một triệu chứng dễ hiểu khi bạn thiếu sắt, bởi sắt có liên quan đến sự vận chuyển nồng độ oxy trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu sắt, sự vận chuyển oxy kém nên bạn sẽ thấy nhịp thở của mình khó khăn hơn dù trong những vận động thông thường.

4. Tim đập thình thịch
Một trái tim làm việc quá sức có thể bị rối loạn nhịp tim, thậm chí suy tim. Nhưng trước khi bạn lo lắng trái tim đang đập thình thịch của bạn có vấn đề thì bạn cần phải kiểm tra mức độ sắt trong cơ thể. Theo đánh giá của Tạp chí Viện tim Texas (Mỹ) thì thiếu máu thiếu sắt trong một thời gian dài có liên quan đến hoạt động của cơ tim. Nếu bạn thực sự có vấn đề về tim thì thiếu máu thiếu sắt có thể làm cho bệnh càng thêm trầm trọng.

5. Có hội chứng chân bồn chồn
Chân luôn có cảm giác bồn chồn, không thể dừng lại. Đó là những triệu chứng điển hình của người mắc Hội chứng chân bồn chồn. Theo John Hopkins Medicine, khoảng 15% những người có hội chứng chân bồn chồn bị thiếu sắt và mức 
độ sắt trong cơ thể bị thiếu hụt có thể khiến cho căn bệnh này trầm trọng hơn.

6. Đau đầu
Một cơ thể bị thiếu sắt sẽ ưu tiên oxy cho não trước tiên, trước khi nó di chuyển đến các mô khác trong cơ thể. Nhưng thậm chí đến mức oxy cho bộ phận này còn chưa đủ thì có nghĩa là mức độ sắt đang bị thiếu hụt nghiêm trọng. Thiếu sắt có thể khiến cho động mạch của não bị sưng lên, gây đau đầu.

7. Bạn cảm thấy lo lắng không có lý do
Ngay cả khi cuộc sống của bạn không hề bị căng thẳng, thiếu sắt có thể đánh lừa cảm giác của bạn, khiến bạn cảm thấy lo lắng dù không có lý do. Nguyên nhân vì vòng quay oxy có tác động trực tiếp lên hệ thống thần kinh giao cảm của cơ thể. Khi thiếu sắt, oxy vận chuyển kém thì hệ thống thần kinh bị tác động là điều dễ hiểu.

8. Rụng tóc
Thiếu hụt sắt, đặc biệt là khi nó gây ra thiếu máu toàn diện có thể gây ra rụng tóc. Thậm chí có khi nó làm mất khoảng 100 sợi tóc trên đầu chỉ trong một ngày. Lý do là khi thiếu hụt sắt, máu vận chuyển oxy phải được ưu tiên đến những bộ phận quan trọng khác (chẳng hạn như não bộ) thay vì giữ cho mái tóc của bạn còn nguyên vẹn.

9. Tuyến giáp hoạt động kém
Theo Viện Hàn Lâm tuyến giáp (Mỹ) thiếu sắt làm chậm chức năng tuyến giáp của cơ thể và ngăn chặn hiệu ứng trao đổi chất. Theo Hiệp hội tuyến giáp Mỹ thì 6 trong 10 người mắc bệnh tuyến giáp thường bỏ qua dấu hiệu này của cơ thể. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy mình đột nhiên bị tăng cân, thân nhiệt đột nhiên giảm thấp thì bạn cũng nên kiểm tra mức độ sắt trong cơ thể.

10. Lưỡi của bạn trông khác lạ
Bên cạnh hủy hoại màu sắc của lưỡi, lượng sắt thấp có thể làm giảm nồng độ myoglobin, một loại protein trong tế bào hồng cầu hỗ trợ sức khỏe cơ bắp, giống như cơ bắp tạo nên lưỡi, Berliner nói. Kết quả là, nhiều người bị thiếu sắt thường phàn nàn về tình trạng lưỡi đau, viêm lưỡi..

11. Bạn bị loét dạ dày hoặc bệnh viêm ruột
Thậm 
chí nếu bạn vẫn chú ý bổ sung chất sắt vào trong chế độ ăn uống nhưng bệnh lý dạ dày như viêm loét hay viêm ruột… vẫn có thể gây ra các vấn đề hấp thu chất dinh dưỡng, bao gồm có sắt. Các điều kiện gây viêm và tổn thương đường tiêu hóa, nếu bạn đã được chẩn đoán bị mắc bất kỳ bệnh tiêu hóa nào thì bạn cũng nên trao đổi với bác sỹ để tăng cường hấp thu sắt cho cơ thể.

Theo VC Corp