Bệnh tay chân miệng – Dinh dưỡng, phòng và điều trị

Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 (EV71) gây ra, mà thường 100% trẻ tử vong do bệnh tay chân miệng đều là mắc phải  EV71.

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2 – 4 và từ tháng 9 – 12 trong năm. Bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt lúc trẻ bệnh ho, hắt hơi.

ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Biểu hiện bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng thường ủ bệnh trong vòng 3-6 ngày. Những dấu hiệu của bệnh này thường dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh mà trẻ hay gặp nên khiến cho nhiều cha mẹ chủ quan, không nghĩ tới là bệnh tay chân miệng, tự cho bé uống thuốc mà không đưa đi khám. Lời khuyên dành cho các cha mẹ, khi thấy bé có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, về sinh hoạt hàng ngày, nên cẩn thận đưa con đi khám.

Bệnh tay chân miệng rất nhanh sẽ gây nên biến chứng khó lường, nguy hại tới tính mạng của trẻ nên trước khi bệnh ngày càng nặng hơn, cha mẹ cần chăm sóc, điều trị cho con ngay từ khi mới phát.

Từng dấu hiệu phát triển của bệnh:

  • Sốt, quấy khóc, đau họng, biếng ăn, bị loét miệng và có các nốt hồng ban ở các vị trí trên da, chủ yếu ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối tay chân, mông.
  • Trẻ đột nhiên bị rung giật cơ, bứt rứt trong người khó ở, hay quấy.
  • Suy yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh trí não, co giật, hôn mê.
  • Suy hô hấp, phù phổi, tăng huyết áp, có thể dẫn đến trụy tim mạch.

Vì thế, cha mẹ khi phát hiện các dấu hiệu ban đầu của bé cần đưa đi khám, làm các xét nghiệm theo chỉ định của Bác sỹ: công thức máu, khí máu, đường máu, X-Quang phổi…

Biện pháp điều trị bệnh tay chân miệng

Theo dõi sát sao trẻ, phát hiện sớm các triệu chứng của biến chứng để cho trẻ nhập viện.

 Theo dõi sát sao trẻ, khi phát hiện các dấu hiệu ban đầu của bệnh tay chân miệng, cha mẹ đưa con đi khám bác sỹ ngay để có phương pháp điều trị ngay tại nhà cho bé,.

  • Giảm đau, hạ sốt: Chỉ dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt từ 380C trở lên. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ
  • Vệ sinh răng miệng bằng cách cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng.
  • Để trẻ nghỉ ngơi trong không gian sạch sẽ đã được tẩy trùng.
  • Sử dụng thêm các vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kèm theo toa bác sĩ để hỗ trợ cho da, niêm mạc mau lành.
  • Dùng kháng sinh theo toa bác sĩ khi có bội nhiễm.
  • Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 7 ngày đầu của bệnh.

Theo dõi các dấu hiệu nặng: khi có một trong các triệu chứng sau: sốt cao trên 39oC, giật mình liên tục, run chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay.

Phòng ngừa cho trẻ bệnh tay chân miệng

  1. Vệ sinh sạch sẽ nơi ở của bé, tẩy trùng các vật dụng, đồ chơi của bé bằng dung dịch sát khuẩn hoặc bằng Cloramin B.
  2. Quần áo, bát đũa của trẻ nên ngâm trong nước nóng sau khi giặt, rửa. Phơi quần áo được nắng, tránh ẩm mốc cho bé.
  3. Rửa tay cho bé trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi mặc, thay tả, hoặc sau khi tiếp xúc với những vết loét, phân, nước tiểu, nước bọt của trẻ bệnh.
  4. Người chăm sóc trẻ hoặc trước khi bế trẻ phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng tẩy trùng.
  5. Cách ly trẻ bệnh để tránh tình trạng bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng.

ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ emRửa tay sạch sẽ cho trẻ để phòng bệnh tay chân miệng

Dinh dưỡng cho trẻ bệnh tay chân miệng

Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau đớn. Hơn nữa, cơ thể sốt, đau họng… khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và thường xuyên quấy khóc nên dễ sụt cân.

ảnh bệnh tay chân miệngChăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhiễm bệnh cần được đặc biệt quan tâm.

Vì vậy, khi chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho bé như sau:

  • Thức ăn cho trẻ cần chọn lựa sao cho mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét. Một số những thực phẩm có thể dùng cho trẻ là: cháo nhuyễn, súp hầm kỹ, bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh Flan, tàu hủ đường…
  • Nếu trẻ ăn kém, nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ thành nhiều lần hơn lúc bình thường để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra. Không gắng gượng ép trẻ ăn sẽ gây cho trẻ tâm lý sợ ăn.
  • Chú ý khi cho trẻ ăn, nên dùng loại thìa nhỏ, ko có cạnh sắc để tránh đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi của bé gây cho bé đau đớn.
  • Tăng cường bổ sung Vitamin C cho bé thông qua rau xanh, nước hoa quả tươi mát.
  • Với trẻ còn đang bú mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú không nên dừng và có thể cho bé bú nhiều lần.
  • Mỗi bữa ăn của trẻ nên cách nhau trong vòng 3-4 giờ.
  • Khi trẻ giảm bệnh, nên dần dần tập cho trẻ quay về thói quen ăn uống theo chế độ dinh dưỡng hợp lý với từng lứa tuổi, không nên cho bé ăn kiêng bất kỳ cái gì.

Bổ sung Vitamin C phòng bệnh tay chân miệng

Nhiều chuyên gia nhận định, trẻ mắc bệnh tay chân miệng, phần nhiều là do sức đề kháng của trẻ em còn yếu, hệ miễn dịch của cơ thể bé chưa phát triển toàn diện. Giống như các hệ thống khác trong cơ thể người, hệ miễn dịch cũng cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là vitamin C để có thể hoạt động tốt.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Mỹ, trẻ đang mắc bệnh viêm nhiễm hoặc đang sống trong môi trường ô nhiễm, có dịch bệnh thì nồng độ vitamin C trong tế bào bạch cầu và hoạt động của một số protein miễn dịch sẽ bị suy giảm. Do đó, việc bổ sung vitamin C là điều vô cùng cần thiết đối với trẻ em, nhất là với lứa tuổi từ 1-6, sẽ giúp cơ thể bé tăng sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch chống lại nhiều bệnh tật như: bệnh tay chân miệng, bệnh ho, cảm cúm, sưng nướu răng, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus…

ảnh phòng bệnh tay chân miệngCần phải bổ sung Vitamin C hàng ngày:

Vitamin C là loại hợp chất mà cơ thể người không thể tự tổng hợp, cần được bổ sung. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ cũng không thể “để dành” vitamin C nên sẽ hao hụt nhanh. Vì vậy, cần bổ sung vitamin C cho trẻ thường xuyên, để đảm bảo cơ thể bé có đủ lượng vitamin C cần thiết, giúp cho bé tăng sức đề kháng và nâng cao khả năng miễn dịch.

Có 2 cách bổ sung vitamin C cho trẻ: một là từ dinh dưỡng – vitamin tự nhiên, hai là dưới dạng thuốc – viên nén hoặc siro – vitamin tổng hợp. Bổ sung Vitamin C trong các trường hợp sau:

  • Khi trẻ không ăn đủ lượng rau xanh, quả chín để cung cấp đủ vitamin C thì nên bổ sung thêm vitamin C.
  • Khi trẻ nhiễm khuẩn, nhiễm virut thì nên bổ sung vitamin C để giúp nâng cao miễn dịch cho trẻ, chống lại tác nhân gây bệnh.
  • Khi trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt, nên bổ sung thêm vitamin C để tăng cường hấp thu sắt

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên cho trẻ uống vitamin C vào buổi sáng thì cơ thể sẽ hấp thu tốt hơn vào buổi tối, và nếu uống vào buổi tối sẽ làm cho trẻ khó ngủ. Không cho trẻ uống vitamin C ngay trước bữa ăn, dễ đau dạ dạy. Cũng không uống ngay sau bữa ăn vì khiến sự hấp thụ thức ăn của trẻ bị kém đi.