Nhà tự nhiên học Charles Darwin từng lập luận rằng, âm nhạc là cách để thu hút những người yêu nhau, gần đây một nghiên cứu của một nhà tâm lý học thuộc Đại học Sussex (Brighton, Anh) đã ủng hộ cho ý tưởng của ông. Nhân loại đã tạo ra âm nhạc cách đây ít nhất là 40.000 năm. Bằng chứng sớm nhất về nhạc cụ là các cây sáo được làm từ khúc xương rỗng của động vật. Nhưng con người vẫn chưa hiểu rõ lý do vì sao lại phải tạo ra âm nhạc? Một trong những giả thuyết lâu đời nhất đã được đưa ra bởi nhà tự nhiên học lừng danh Charles Darwin, ông cho rằng, tất cả các dạng âm thanh như tiếng chim hót chẳng hạn, đều nhắm đến yếu tố kích thích tình ái. Giờ đây, bằng chứng ủng hộ giả thuyết của Darwin đã đến từ một nghiên cứu được tiến hành bởi nhà tâm lý học Benjamin Charlton đang công tác tại Đại học Sussex (Brighton, Anh). Trong thí nghiệm của mình, ông Benjamin Charlton đã nhận thấy sở thích tình dục của phụ nữ thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt và họ tỏ ra yêu thích những tác phẩm âm nhạc tinh tế hơn, được hiểu như họ thích bạn tình có nhiều kỹ năng hơn – nhấn mạnh vào điểm cao nhất của chu kỳ. Tuy nhiên, làm thế nào mà quan điểm âm nhạc nhìn chung là đề cập đến tình dục trở nên đáng tin cậy? Đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu: cái gì là đặc biệt ở âm nhạc? Ảnh minh họa Trước nhất, tất cả các nền văn minh nổi tiếng đều có sắc thái âm nhạc của riêng họ – ngay cả khi họ không có ngôn ngữ viết của mình. Âm nhạc gần như [Xem thêm: chua chung mat ngu] là một đặc điểm phổ quát ở con người khi mà nó là thứ khiến bạn nuôi dưỡng niềm hy vọng. Thứ hai, âm nhạc không hề giống như trò chuyện, nấu ăn, làm ruộng, nuôi con cái, nó hầu như không có bất kỳ lợi ích nào rõ ràng. Dĩ nhiên, chúng ta yêu thích nó, nó giúp chúng ta hạnh phúc bằng cách chuyển cảm xúc chúng ta vào các cung bậc khác nhau: khóc lóc, sung sướng và nhảy nhót, nhưng [Xem thêm: Chữa bệnh mất ngủ] nhìn chung nó là một lợi thế tiến hóa hữu hình và không rõ ràng. Không hiếm các ý tưởng giải thích tại sao âm nhạc xuất hiện trong đời sống tổ tiên của chúng ta. Một số ý tưởng cho rằng âm nhạc bắt đầu xuất hiện như là một giải pháp nhằm thúc đẩy sự gắn kết xã hội, một vai trò ‘bộ lạc’ và vẫn còn tiếp diễn cho đến tận ngày nay. Những ý kiến khác cho rằng âm nhạc có khởi nguồn là một dạng thức thông tin liên lạc dưới hình thức nhạc truyền từ mẹ sang con (trẻ sơ sinh), một sự cường điệu của nhạc còn có tên khác là ‘lời mẹ ru’ mà khắp nơi trên thế giới đều áp dụng. Ngoài ra cũng có những ý kiến cho rằng âm nhạc và ngôn ngữ đã sáp nhập làm một khối tạo thành một dạng thức thông tin liên lạc hay ‘nhạc ngữ’, từ đó âm nhạc đã trở thành một cỗ máy của cảm xúc, trong khi đó ngôn ngữ trở thành tất cả phạm trù ngữ nghĩa nói chung. Sự tồn tại của gợi cảm Khái niệm về âm nhạc như một tác nhân của sự
lựa chọn giới tính của Charles Darwin hiện vẫn là một đề tài gây thích thú, không chỉ bởi vì nó gắn kết tên của nhà khoa học. Darwin đã xem lựa chọn tình dục là một sự hỗ trợ cho chọn lọc tự nhiên: nó là sự tồn tại của sự gợi cảm cực điểm, bất kể các thuộc tính tình dục có bất kỳ lợi ích tồn tại nào khác. Theo quan điểm này, kỹ năng ca hát và sáng tác âm nhạc hoạt động như một cái đuôi công: nó có thể vô dụng, gây trở ngại nhưng lại hay bị để ý để tóm bắt. Hay nói cách khác cách hiển thị tình dục còn có thể cung cấp một manh mối chân thành về thể tục di truyền. Con công trống có thể sẽ nói rằng: ‘Tôi có thể tồn tại ngay cả trong cái nùi rối tung này’. Tương tự như vậy, người nhạc sĩ có thể làm cho âm nhạc trở nên phức tạp và đẹp đẽ hơn bằng cách hiển thị tầm nhận thức cao, sự khéo léo và khả năng chịu đựng của họ. Xét theo tính lô-gíc này, một nhạc sĩ có trình độ cao sẽ có một ý nghĩa tiến hóa rất tốt. Mối dây liên hệ giữa tình dục và âm nhạc có vẻ không thể bàn cãi. Quanh những ngôi sao nhạc Rock và Pop là một đám fan hâm mộ cuồng nhiệt, tính dục của các fan sẽ mạnh mẽ hơn ít nhất là khi họ đang ở trong giai đoạn đỉnh cao của thời kỳ sinh sản, cũng như không ai đánh đàn ghi-ta hay hơn Jimi Hendrix. Một hiện tượng khác là Franz Liszt, nghệ sĩ dương cầm người Hungary, ông cũng là nhà soạn nhạc và nhạc trưởng, trong một báo cáo hồi năm 2000 cho thấy, trong các buổi hòa nhạc cổ điển có sự hiện diện của Franz Liszt, luôn có khá đông khán giả nữ ngồi gần sát dàn nhạc hơn. Cũng có những bằng chứng cho thấy chất lượng hoạt động âm nhạc đã suy giảm sau khi quan hệ tình dục. Chẳng hạn như, ông Miles Davis đã chứng thực rằng các nhạc sĩ thường giữ mình trước những buổi hòa nhạc lớn, nhằm giữ gìn phong độ cho họ. Bản thân Charles Darwin từng chỉ ra rằng một số con chim đực đã gieo mình xuống đất chết sau khi hót kiệt sức vào mùa sinh sản. Có thể hiểu rằng, vấn đề trong ý tưởng của Darwin là một thứ quá hấp dẫn, mời gọi. Bằng chứng khoa học trong lựa chọn tình dục thường rất ít và không rõ ràng. Nếu phụ nữ lựa chọn bạn tình liên quan đến các đặc điểm về sáng tạo hay nghệ thuật, thì nhu cầu tình ái của họ sẽ tăng cao trong đỉnh cao sinh sản. Một nghiên cứu vào năm 2006 đã
cho thấy, đàn ông có khả năng sáng tạo lại là mục tiêu săn lùng của phụ nữ tại thời điểm này. Chu kỳ thu hút Ảnh minh họa Nhà tâm lý học Benjamin Charlton lý luận rằng, sự phức tạp của âm nhạc từ nhà soạn nhạc nam giới có thể được xem là một chỉ số của sự sáng tạo và năng lực cho hành vi phức tạp của họ và vì vậy đây cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn tính dục ở nữ giới. Trước đây, ông Charlton khám phá sự rụng trứng ở nữ giới đã không ảnh hưởng tới sở thích âm nhạc phức tạp của họ. Còn bản thân các nhà soạn nhạc thì sao? Ông Charlton đã chia nhóm của mình gồm 1.465 phụ nữ trưởng thành, tham gia khảo sát theo nguy cơ thụ thai thấp và cao ngay tại thời điểm thí nghiệm. Ông Charlton đã cho nhóm phụ nữ nghe vài giai điệu nhạc ngắn, theo những mức độ phức tạp khác nhau. Đầu tiên, ông hỏi những người tham gia và buộc họ đánh giá về giai điệu nhạc nhằm đảm chắc rằng họ xem thử nghiệm là một giải pháp đáng tin cậy. Sau đó, ông Charlton yêu cầu một nhóm các nhà soạn nhạc nam tạo ra thành từng cặp giai điệu với độ phức tạp khác nhau tương tự một đối tác tình dục ngắn hoặc dài hạn mà họ quan tâm. Một số lượng ưa thích đáng kể dành cho các nhà soạn nhạc có giai điệu phức tạp hơn – nhưng chỉ ở nhóm có nguy cơ thụ thai cao, và chỉ ở đối tác ngắn hạn. Ở đây thí nghiệm nói lên điều gì? Từ những phát hiện của mình, ông Charlton nói rằng: ‘Thí nghiệm đã hỗ [Xem thêm: chữa chứng mất ngủ] trợ quan điểm cho rằng khả năng mà các nhà soạn nhạc nam đã tạo ra các tác phẩm nhạc phức tạp được xem là một tiêu chí cho việc lựa chọn nam giới’. Sự phức tạp trong âm nhạc đang tạo ra một cuộc ganh đua trong đó các nhạc sĩ nam sẽ ngày càng chứng minh quyền lực của họ nhằm thu hút bạn tình khác giới. Mặc dù những khám phá của ông Charlton xem ra khá thú vị nhưng kết luận vấn đề thì hãy còn xa. Ví dụ, loại hình âm nhạc nhất, theo một số ước lượng, là nhạc Gamelan của người Indonesia, đó là một loại nhạc phi tính dục, đạo đức và mang tính xã hội cao nhất trong thế giới âm nhạc. Cũng có rất ít bằng chứng cho thấy âm nhạc đã hiển thị một khuynh hướng tiến tới sự phức tạp hơn. Và nó là rất khó để gỡ rối cho sở thích của người nghe nhạc đối với một nhà soạn nhạc từ sở thích âm nhạc thực sự. Tiến tới một sự thừa nhận hay từ chối. Đơn cử như âm nhạc của The Beatles ngày càng trở nên phức tạp hơn, đồng nghĩa doanh thu của họ cũng tụt giảm. Dù nói gì đi nữa thì chúng ta vẫn không thể chối bỏ một sự thật rằng, âm nhạc là thực phẩm của tình yêu. Theo Vnexpress.net
Âm nhạc trong đời sống tình dục con người