Alzheimer là dạng phổ biến của bệnh sa sút trí tuệ người lớn [Xem thêm: Chua benh hen suyen] tuổi. Hiện nay nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ ràng thường do: Bệnh mạch máu ở não, chấn thương đầu, nhiễm trùng, thuốc… Dù nguyên nhân nào thì người bệnh cũng suy giảm chức năng và trí tuệ. Nếu không điều trị, người bệnh lệ thuộc hoàn toàn và thường tử vong do suy kiệt, bệnh nhiễm trùng. Người cao tuổi: Dễ mắc Alzheimer Sa sút trí tuệ là mất trí nhớ vĩnh viễn gây ra bởi hư hại tế bào não. Không phải “biểu hiện” bình thường do lớn tuổi. [Xem thêm: Cham soc suc khoe tai nha] Những nguy cơ lớn nhất góp phần tăng khả năng mắc bệnh là tuổi tác: từ 65 trở lên thì mỗi 5 năm có gấp đôi số ca bị Alzheimer, sau tuổi 85 hơn nửa dân số bị Alzheimer. Khi tuổi thọ trung bình ngày càng cao thì tỉ lệ bệnh Alzheimer cũng sẽ tăng. Chậm nhất là 60 tuổi, chúng ta cần khám chuyên khoa để nhận biết những dấu hiệu của rối loạn trí nhớ như suy giảm nhận thức nhẹ, đặc biệt khi có biểu hiện quên vặt hay lúc nhớ lúc không, hoặc thay đổi khí sắc và cảm xúc… Thực tế cho thấy không phải bác sĩ mà chính là gia đình bệnh nhân đã chẩn đoán bệnh trước. Các thành viên trong gia đình thường lo lắng khi một người thân đang sinh hoạt bình thường đột nhiên thay đổi một cách khác thường. Trị liệu tâm lý cho người bệnh Alzheimer ở Bệnh viện Vạn Hạnh Ảnh: V.H Bệnh Alzheimer cho đến nay chưa có thuốc nào được công nhận điều trị hiệu quả, phần lớn chỉ nhằm mục đích làm bệnh tiến triển chậm như thuốc bảo vệ hệ thống Cholinergic gồm Donepezil, Rivastigmine, Tacrine, Galantamine. Ngoài ra cũng có thuốc kháng viêm Steroid, Nicotine, Ginkgo Biloba, các thuốc chống ôxy hóa… Điều trị triệu chứng và bệnh kèm theo như trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và tâm lý liệu pháp. Dấu hiệu nhận biết bệnh sớm Khi người thân trong gia đình có những dấu hiệu dưới đây thì đó là biểu hiện bệnh sa sút trí tuệ: – Trí nhớ sụt giảm: Người bệnh quên đi việc mới xảy ra là một trong các dấu hiệu sơ khởi của bệnh mất trí nhớ. Người bệnh bắt đầu quên nhiều hơn và không có khả năng nhớ lại sau đó. – Gặp khó khăn thực hiện các công việc quen thuộc: Người có bệnh thường gặp phải khó khăn để hoạch định hay hoàn tất các công việc thường nhật. Họ hay quên các giai đoạn liên quan đến cách nấu một bữa cơm, thực hiện một cú điện thoại hay chơi một trò chơi. – Gặp trở ngại ngôn ngữ: Người bị bệnh thường quên cách dùng danh từ giản dị và thay thế bằng các chữ không thông dụng, làm cho câu nói hay lời văn của họ thật khó hiểu. Chẳng hạn khi muốn tìm cái bàn chải đánh răng, họ lại hỏi “cái đồ dùng cho miệng của tôi đâu?”. – Mất định hướng về thời gian và không gian: Người bị bệnh thường có thể đi lạc ngay trong khu vực quen thuộc của họ, không biết là họ đang ở đâu và làm thế nào họ đến được nơi đó và cũng không biết làm sao
để về lại nhà. – Khả năng thẩm định có sút kém hoặc suy thoái: Người bị bệnh thường ăn mặc không phù hợp, mặc nhiều lớp áo vào một ngày ấm áp hay mặc rất ít áo vào ngày trời lạnh. Khả năng xét đoán về tiền tài của họ cũng suy kém, chẳng hạn như họ hiến một số tiền lớn qua cú điện thoại từ cơ sở thương mại không quen biết. – Gặp trở ngại với sự suy nghĩ trừu tượng: Người bị bệnh có thể gặp khó khăn bất thường khi thực hiện các công việc trí óc phức tạp, chẳng hạn như họ quên là các con số dùng để làm gì và dùng cách nào. – Để lạc đồ đạc: Người bị bệnh có thể để đồ đạc ở những nơi bất thường như để bàn ủi trong ngăn đá tủ lạnh hay để đồng hồ đeo tay trong lọ đựng đường. – Thay đổi [Xem thêm: Chăm sóc sức khỏe tại nhà] tánh tình hay tâm tính: Người bị bệnh thường có những thay đổi mau lẹ về tánh tình – từ điềm tĩnh đến chảy nước mắt rồi giận dữ đột ngột mà không có một lý do nào cả. Thay đổi cá tính, thiếu ý chí tự khởi Ngoài những biểu hiện trên, cá tính của người bệnh thay đổi rất đột ngột. Đột nhiên họ trở nên thật lẩm cẩm, đa nghi, sợ hãi hay lệ thuộc vào một người trong gia đình. Ngoài ra, người bị bệnh có thể trở nên rất thụ động, ngồi hàng giờ trước máy vô tuyến, ngủ nhiều hơn trước, hay chẳng muốn thực hiện các hoạt động thường ngày.
Alzheimer – Sa sút trí tuệ