Các dị nguyên như bụi, phấn hoa… thường được cho là thủ phạm gây ra bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, các nhà khoa học Anh, Mỹ đã phát hiện ra những thủ phạm mà ít ai ngờ tới.
Pháo hoa
Hàng năm đều có những báo cáo cho thấy pháo hoa là nguyên nhân gây hen. Theo ghi nhận trên tạp chí Dị ứng – Hen và Miễn dịch học, 1 bé gái Mỹ (9 tuổi) đã lên cơn hen và tử vong sau khi chơi trò pháo hoa cầm tay trong một buổi picnic.
Thực chất, pháo hoa chứa rất nhiều chất độ hại như sulfur dioxit mà có thể kích thích gây hen khi hít phải một lượng nhất định.
Túi khí an toàn
Những người bị hen ngồi trong những chiếc ô tô bị tai nạn sẽ có nguy cơ lên cơn hen. Một trong những nguyên nhân là do tình trạng căng thẳng quá mức nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy chính những hợp chất tạo ra khí nén, giúp bật tung túi khí khi xe ô tô va quyệt là thủ phạm.
Một nhóm các nhà nghiên cứu của General Motors đã xác nhận ảnh hưởng này từ giữa những năm 1990. 10/24 người mắc bệnh hen ngồi 20 phút ở ghế sau ô tô khi túi khí bật ra đã bị lên cơn hen.
Bột mỳ
Khi hít vào lượng lớn, bụi bột mỳ sẽ gây kích thích phổi và đó là lý do vì sao có hội chứng hen ở người làm bánh.
Thật ngạc nhiên khi đây là một trong những ô nhiễm môi trường làm việc thường gặp mà có liên quan với bệnh hen.
Nhiều chuyên gia làm bánh bị hen thường dị ứng với bột mỳ trắng (hay một số thành phần tương tự).
Nhưng các nghiên cứu cũng cho thấy những người làm bánh không bị hen cũng mắc bệnh này do phổi bị tổn thương vì bụi bột mỳ.
Các thiết bị dùng ga
Khí N02, một loại khí sinh ra từ các thiết bị dùng ga, có liên quan với các triệu chứng hen ở trẻ nhỏ.
Một nghiên cứu năm 2008 trên 150 trẻ em bị hen ở Baltimore (Mỹ) trong 6 tháng liên tục cho thấy, những trẻ sống trong những ngôi nhà có nồng độ khí N02 cao thường xuyên thở khò khè, ho và thắt ngực. Trong khi ở người lớn không có hiện tượng này.
N02 có thể làm bệnh hen nặng thêm với chỉ một lượng nhỏ thoát ra từ lò nước, bếp ga và lò sưởi. Dùng các thiết bị thông gió sẽ giúp giảm nồng độ N02 trong nhà xuống mức an toàn đối với người mắc bệnh hen.
Nến
Một nghiên cứu gần đây do các nhà khoa học trường ĐH Bang Carolina (Mỹ) thực hiện cho thấy chất paraffin – thành phần chính làm ra nến – sẽ tỏa ra khí toluene và benzene (nến làm từ sáp ong và đậu tương không có chứa các chất này).
Những cây nến làm từ paraffin thường được thắp trong những bữa tối lãng mạn ít khi đe dọa sức khỏe (nếu bạn không thắp quá nhiều), nhưng khi sử dụng thường xuyên, ở những nơi kín gió thì nó có thể gây hen.
Máy in
Máy in laser và máy photo-copy sản sinh ra chất ultrafine ô nhiễm gây kích ứng hệ hô hấp.
Theo tạp chí Dị ứng (Mỹ), một nhân viên văn phòng 44 tuổi đã bị hen và dị ứng 15-20 phút sau mỗi lần làm việc cùng máy photo-copy.
Một số loại máy in khác cũng được cho là thủ phạm gây ra các phản ứng hô hấp tương tự.
Năm 2009, tạp chí Y học Anh đã đăng tải trường hợp 1 phụ nữ bị ho và hắt hơi ở nơi làm việc, khi cô bán vé sổ xố trong 1 ki-ốt nhỏ. Bác sĩ đã kết luận rằng chính mực in trên các tờ sổ xố là thủ phạm gây ra bệnh dị ứng của cô. Bởi khi rời khỏi ki-ốt, các triệu chứng ho, hắt hơi lập tức biến mất.
Nhựa
Mặc dù nhựa không trực tiếp gây “thương tích” cho phổi (chừ khi bạn hít phải nó) nhưng các loại vật dụng trong nhà làm từ nhựa PVC, chẳng hạn như rèm tắm, một số thảm trải nhà, đồ chơi… sẽ thải ra không khí chất phthalate. Mặc dù sự thất thoát này là rất từ từ nhưng một số nghiên cứu năm 2007 cho thấy mức độ chất phthalate có liên quan với sự gia tăng của bệnh hen, ho và thở khò khè.