Viêm phổi ở trẻ em và cách phòng tránh hiệu quả

Viêm phổi là một dạng nhiễm trùng phổi, có thể do nhiều vi sinh vật khác nhau gây ra, bao gồm vi khuẩn, vi-rút và ký sinh. Một số ông bố bà mẹ cứ nghĩ rằng bé chỉ hay mắc bệnh viêm phổi trong mùa Đông nên thường rất chủ quan. Trên thực [Xem thêm: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính copd] tế trẻ hoàn toàn có thể bị viêm phổi trong mùa Hè, có thể do các bậc phụ huynh không biết cách gìn giữ cho con trong thói quen sinh hoạt, vui chơi, ăn uống… Nguyên nhân dẫn tới viêm phổi Viêm phổi xảy ra khi các tác nhân gây bệnh vượt qua hàng rào bảo vệ của cơ thể và xâm nhập vào đường hô hấp. Từ đó, bạch cầu sẽ bắt đầu tấn công tác nhân gây bệnh. Với trẻ em bệnh viêm phổi càng đáng lo ngại hơn, bởi sức đề kháng của các em yếu hơn. Một phần vì sự chủ quan của các bậc cha mẹ. Quá trình lây lan Bệnh viêm phổi do vi khuẩn và vi-rút thường lây qua chất dịch phát tán từ mũi hoặc miệng người bệnh. Bệnh có thể lây khi người bệnh ho hoặc hắt hơi vào người khác, qua dùng chung ly uống nước và dụng cụ đựng thức ăn, sờ vào khăn giấy hoặc khăn tay mà người bệnh đã sử dụng. Triệu chứng của viêm phổi Triệu chứng thường gặp nhất là bệnh nhân có những biểu hiện của bệnh nhiễm

khuẩn đường hô hấp, dấu hiệu ho khan, ho khạc đờm, đờm màu trắng đục, màu xanh, vàng… đôi khi là ho ra máu. Tuy nhiên trường hợp viêm phổi ho ra máu cũng không nhiều như những triệu chứng khác. Biểu hiện thứ 2, bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi thường có những biểu hiện sốt. Ngoài những tổn thương ở phổi sát vùng mang phổi sẽ khiến bệnh nhân có những biểu hiện như đau ngực. Tuy nhiên, triệu chứng của viêm phổi rất đa dạng, nhưng những trường hợp trên là dễ gặp nhất. Nếu trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ kèm theo dấu hiệu khó thở, nhịp tim nhanh, thể trạng suy kiệt. Đó là những dấu hiệu nhanh chóng để phát hiện bệnh viêm phổi. Thời gian điều trị bệnh Đa số trường hợp viêm phổi do vi khuẩn có thể được chữa khỏi trong vòng 1-2 tuần. Viêm phổi do vi-rút có thể kéo dài lâu hơn. Viêm phổi do Mycoplasmal có thể phải mất 4-6 tuần mới hoàn toàn bình phục. Phòng bệnh và một số lưu ý Một phần vì cha mẹ chủ quan và nhận thức sai lầm, bỏ qua các triệu chứng ban đầu

của bệnh mà đã có không ít trường hợp, trẻ được đưa tới bệnh viện trong tình trạng bệnh đã nặng. Để phòng ngừa nguy cơ gây bệnh, các bậc cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau: – Cho trẻ bú sữa mẹ, bú sớm ngay sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú kéo dài đến 2 tuổi để đảm bảo sức đề kháng tốt nhất cho trẻ. – Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, thức ăn bổ sung cần đủ 4 nhóm thực phẩm (Ngũ cốc, đạm động vật [Xem thêm: benh phoi tac nghen man tinh copd] hoặc đậu đỗ, dầu mỡ, rau quả). – Mùa hè thời tiết nóng bức khó chịu, nhưng không vì thế mà cho trẻ ăn uống đồ lạnh. Việc ăn quá nhiều kem và thực phẩm để lâu trong tủ lạnh càng làm tăng nguy cơ mắc các [Xem thêm: benh phoi tac nghen man tinh la gi] bệnh đường hô hấp ở trẻ, trong đó không loại trừ viêm phổi. – Nếu trong phòng có điều hòa thì không nên để chế độ lạnh dưới 25oC, để trẻ nằm hoặc chơi ở nơi thoáng mát, cũng không nên để trẻ ra quá nhiều mồ hôi, nếu không kịp lau khô trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh. – Chú ý vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, tránh khói thuốc lá và than bụi trong nhà. – Theo dõi lịch tiêm chủng và đưa trẻ tiêm chủng đầy đủ đúng lịch. Đặc biệt là hoàn thành tiêm chủng trong năm đầu. – Nếu trong gia đình có người bị nhiễm khuẩn hô hấp như cúm, lao phổi cần cách ly để không lây nhiễm sang trẻ. – Nếu trẻ có những biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp cấp như cảm lạnh, viêm mũi, họng thì cần được phát hiện và xử lý sớm, chăm sóc tốt để ngăn chặn bệnh chuyển sang viêm phổi. Ảnh minh họa: Internet Theo Doisongphapluat.com