TĂNG MỠ MÁU: KẺ SÁT THỦ THẦM LẶNG

                                                    BS CK1. Nguyễn Xuân Bích Huyên

Tăng mỡ máu (rối loạn Lipid máu) có nghĩa là tăng Cholesterol và Triglycerides trong máu; nhưng thường không gây triệu chứng, nên hầu hết chỉ được phát hiện qua xét nghiệm máu. Hoặc cho đến khi gây biến chứng thuyên tắc mạch máu tim, não, ngoại biên… như đột quỵ, tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim. Nên tăng mỡ máu được xem là “sát thủ thầm lặng”.

Triglycerides được sản xuất khi cơ thể dự trữ những Năng lượng (Calories) dư thừa, chúng đến từ những thực phẩm như thịt đỏ (bò, cừu, heo, dê…), sữa, trứng và rượu.

Cholesterol được sản xuất tự nhiên trong gan và được tất cả các tế bào trong cơ thể sử dụng. Chlolesterol cũng được tìm thấy trong trứng, thịt đỏ và phô mai

Khi có quá nhiều Cholesterol trong máu, nó sẽ lắng đọng trên thành mạch máu và tạo ra mảng xơ vữa và theo thời gian mảnh này sẽ càng ngày càng to và đóng cục trong các động mạch  và có thể gây ra bệnh tim mạch và đột quị.

          Thông thường có 2 loại Cholesterol: LDL và HDL

  • LDL (cholesterol “xấu”) thường đóng trên thành các động mạch và làm chúng cứng và hẹp lại,
  • HDL (cholesterol “tốt”) sẽ làm sạch mạch máu bằng cách chuyên chở LDL  ra  khỏi mạch  máu và trở về gan.

Do đó, Tăng mỡ máu sẽ xảy ra khi có quá nhiều LDL-Cholesterol và quá ít  HDL-Cholesterol.

  1. NGUYÊN NHÂN TĂNG CHOLESTEROL

          1/ Cách sống không lành mạnh:

  • Ăn thực phẩm nhiều mỡ không bảo hòa
  • Ăn nhiều thịt đỏ (thịt bò, cừu, heo, dê…)
  • Ít vận động
  • Béo phì
  • Hút thuốc lá, uống rượu

          2/ Một số bệnh lý:

  • Bệnh thận mạn tính, Hội chứng thận hư
  • Đái tháo đường typ 2
  • Buồng trứng đa nang
  • Thai kỳ và thời gian cho con bú sữa mẹ
  • Thiểu năng tuyến giáp
  • Bệnh di truyền trong gia đình: Bệnh nhân thường trẻ (khoảng 30 tuổi ) => dễ bị bệnh tim mạch
  • Bệnh gan, bênh lý tắc mật
  • Bệnh Gout
  • Stress => gây tình trạng “ăn không kiểm soát”

          3/ Một số thuốc:

  • Thuốc ngừa thai
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc điều trị trầm cảm
  • Corticosteroids
  • Thuốc chống động kinh
  • Thuốc giảm miễn dich
  • Mãn kinh
  1. BIẾN CHỨNG: Một số biến chứng thường gặp

2.1. Biến chứng bệnh mạch vành: (“Mạch vành” là mạch máu nuôi tim)

Mạch vành bị xơ vữa do tăng mỡ máu, dễ hình thành cùng cục máu đông; gây hẹp lòng động mạch cung cấp máu cho tim. Bệnh mạch vành có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: Nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim.

Người có Cholesterol trong máu cao thì nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng gấp 2 – 3 lần người bình thường. Nguy cơ mắc bệnh này ở bệnh nhân máu nhiễm mỡ rất cao, nếu đồng thời tăng cả Cholesterol và Triglyceride cùng tăng cao.

Biến chứng bệnh mạch vành ở bệnh nhân máu nhiễm mỡ

2.2. Nhồi máu cơ tim (NMCT)

NMCT xảy ra khi một phần mảng xơ vữa + huyết khối bám bị vỡ ra, chạy đến vùng mạch máu nhỏ của mạch vành và gây tắc mạch máu nuôi tim. Tim không được cung cấp đủ máu, Oxy và chất dinh dưỡng => dẫn tới thiếu máu cục bộ => vùng ảnh hưởng bắt đầu chết do thiếu oxy. 

Biến chứng nhồi máu cơ tim xảy ra đột ngột, nguy hiểm, nếu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn tới tử vong. Thống kê cho thấy, khoảng 1/3 số bệnh nhân nhồi máu cơ tim tử vong trước khi kịp tới bệnh viện.

2.3. Biến chứng tai biến mạch máu não (Đột quỵ não):

Máu nhiễm mỡ, rối loạn mỡ máu là nguyên nhân của khoảng 93% bệnh nhân bị tai biến mạch máu não.

Tương tự mach vành, mảng xơ vữa làm hẹp động mạch, giảm thông tuần hoàn máu và gây thiếu máu não. Khi bệnh nặng khi cục máu đông hình thành, gây tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu não.

Tai biến mạch máu não gây tỉ lệ tử vong cao

2.4. Tắc động mạch ngoại biên:

Biến chứng tắc động mạch ngoại biên xảy ra khi mảng xơ vữa hình thành trong động mạch ngoại biên, chặn dòng máu chảy đi nuôi tay, chân, dạ dày, thận. 

  1. ĐIỀU TRỊ TĂNG MỠ MÁU:

          1/ Thay đổi lối sống: 

BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ GIẢM NGUY CƠ TIM MẠCH VÀ ĐỘT QUỴ

  • Chọn thức ăn lành mạnh:

+ Không ăn mỡ,

+ Ăn thức có nhiều Omega 3 (cá, hạt các loại …),

+ Ăn nhiều chất xơ  (trái cây và rau xanh)

  • Giảm cân nếu béo phì
  • Tăng vận động: tập thể dục 30 phút mỗi ngày
  • Cai thuốc lá
  • Xét nghiệm Mỡ máu (kèm đường huyết) định kỳ mỗi năm khi bạn > 45 tuổi.

2/ Thuốc giảm Cholesterol và Triglycerides:

  • Statins:
  • Fibrat

Việc điều trị cần lâu dài, do tăng mỡ máu thường vô căn và gia tăng nguy cơ theo tuổi tác.

TÓM LẠI:

          Tăng mỡ máu thường không có triệu chứng, phát triển âm thầm thành các mảng xơ vữa, gây hẹp tắc mạch máu; gây nhiều biến chứng nguy hiểm

          Phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống và khám sức khỏe định kỳ hàng năm khi vào độ tuổi trung niên hoặc sớm hơn nếu có yếu tố gia đình (tăng mỡ máu, bệnh tim mạch, đột quỵ…)  

NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI VỀ ĐỘT QUỴ (*)

  • Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, gấp đôi tai nạn giao thông, Với:
  • 200.000 ca đột quỵ mới mỗi năm, 11.000 người tử vong. Số lượng tăng gấp 3-4 lần so với 5-10 năm trước đây.
  • 50% số người đột quỵ phải lệ thuộc vào người khác
  • 75% không thể trở về cuộc sống bình thường như trước
  • 75% số ca đột quỵ có liên quan đến thừa Cholesterol. Nếu điều chỉnh Cholesterol sẽ giảm được 27% nguy cơ đột quỵ.
  • Ở Việt Nam, trung bình 10 người thì có 3 người thừa Cholesterol

(*) Trích nguồn: Tử Vong Do Đột Quỵ Ở Người Trẻ Tuổi Ngày Càng Gia Tăng (kcb.vn)