BS CK1 Nguyễn Xuân Bích Huyên
Nguyên Trưởng khoa Hô hấp – Nội Thận BV. Chợ Rẫy
Bình thường 2 thận sẽ lọc máu của bạn mỗi 30 phút, loại trừ các chất thải và lượng nước dư. Thận sẽ giúp kiểm soát huyết áp, kích thích sản xuất hồng cầu, giữ cho xương khỏe mạnh và điều hòa các chất cần thiết cho cơ thể. Thận làm việc tốt sẽ giúp duy trì sức khỏe con người.
Suy thận mạn xảy ra khi hai thận bị tổn thương và không thể lọc máu tốt do đó nước và các chất thải bị giữ lại trong cơ thể, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.
1. NGUYÊN NHÂN:
Ai cũng có thể bị suy thận mạn (STM) nhưng có một số người dễ có nguy cơ hơn như:
* Đối tượng có sẵn những bệnh sau:
- Đái tháo đường
- Bệnh thận: Viêm cầu thận, viêm thận mô kẽ
- Cao huyết áp
- Bệnh tim mạch
- Tiền sử gia đình có bệnh thận, thận đa nang
- Bệnh lý tắc nghẽn kéo dài: Sỏi thận, phì đại tiền liệt tuyến
- Nhiễm trùng thận tái phát: Viêm đài bể thận
- Lạm dụng thuốc Kháng sinh, Giảm đau – Kháng viêm…
* Người già > 60 tuổi
2. TRIỆU CHỨNG:
Bệnh “diễn tiến âm thầm”, triệu chứng lâm sàng thường chỉ xuất hiện khi thận đã bị tổn thương nhiều (từ GĐ 3):

- Ngứa
- Vọp bẻ
- Buồn ói và ói
- Không thấy đói
- Phù chân
- Tiểu ít hay tiểu quá nhiều
3. CẬN LÂM SÀNG – XÉT NGHIỆM:
1/ Xét nghiệm máu: Creatinin => Độ lọc cầu thận (GFR)
2/ Xét nghiệm nước tiểu: Protein, Hồng cầu
3/ Siêu âm bụng: kích thước và cấu trúc hai thận
4/ Sinh thiết thận
4. CÁC GIAI ĐOẠN BỆNH THẬN MẠN
- Giai đoạn 1: Độ lọc cầu thận GFR ≥ 90 ml/min/1.73 m2
- Giai đoạn 2: Độ lọc cầu thận GFR 60 – 89 ml/min/1.73 m2
- Giai đoạn 3: Độ lọc cầu thận GFR 30 – 59 ml/min/1.73 m2
- Giai đoạn 4: Độ lọc cầu thận GFR 15 – 29 ml/min/1.73 m2
- Giai đoạn 4: Độ lọc cầu thận GFR < 15: STM giai đoạn cuối
5. HẬU QUẢ CỦA SUY THẬN MẠN
- Thiếu máu mạn tính, thiếu Đạm thiết yếu cho cơ thể
- Dư Kali, dư Phosphor: gây rối loạn Tim mạch,
- Thiếu Canxi: gây vọp bẻ, loãng xương, đau xương
- Sức đề kháng giảm: dễ bị nhiễm trùng
- Chán ăn.
6. PHÒNG NGỪA SUY THẬN MẠN:
Rất khó điều trị hồi phục chức năng thận, khi đã có STM. Vì vậy, cần phòng ngừa STM bằng các biện pháp:
- Kiểm soát Đường huyết và Huyết áp
- Ăn lạt, giảm muối
- Điều trị triệt để bệnh thận gốc
- Tập thể dục 30 phút/ ngày
- Không hút thuốc, không uống rượu
7. ĐIỀU TRỊ:
1/ Không thể điều trị dứt điểm STM nhưng có thể làm chậm sự tiến triển STM bằng các biện pháp phòng ngừa
2/ Phải lọc thận (Chạy thận nhân tạo hay Lọc màng bụng) khi bệnh nhân ở GĐ 4, 5
3/ Phải ghép thận sau khi chạy thận nhân tạo một thời gian
TÓM LẠI:
1/ Bệnh thận mạn ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng
2/ Bệnh thận mạn có thể được phát hiện qua xét nghiệm máu và nước tiểu
3/ Bệnh thận mạn thường tiến triển nặng hơn theo thời gian
4/ Các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp bảo vệ chức năng thận lâu hơn