NGÁY VÀ NGƯNG THỞ LÚC NGỦ

Ths.BS Vũ Trần Thiên Quân

Ngủ ngáy/ngáy khi ngủ khi nào là vô hại?

Ngáy là một hiện tượng phổ biến và hoàn toàn bình thường đối với hầu hết mọi người. Bởi vì các cơ cổ họng giãn ra khi bạn già đi dẫn đến ngáy.

Ở một số người có amidan, VA to (đặc biệt ở trẻ em), cấu trúc mũi họng bất thường có thể dẫn đến họng bị hẹp và gây ra tiếng thở ồn ào khi ngủ mà ta gọi là ngáy.

Viêm mũi mùa dị ứng hoặc một số bệnh hô hấp cũng gây ra ngủ ngáy.

Ngủ ngáy/ngáy khi ngủ có hại khi nào?

Ngủ ngáy/ngáy khi ngủ có thể là báo hiệu của hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Hội chứng ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn được định nghĩa như là một rối loạn giấc ngủ liên quan đến hô hấp, đặc trưng bởi tình trạng ngưng hoặc giảm luồng khí lưu thông do sự tắc nghẽn lặp lại một phần hoặc hoàn toàn đường hô hấp trên, với sự nỗ lực của cơ hô hấp để vượt qua tình trạng tắc nghẽn.

Tần suất hiện mắc trung bình của OSA được xác định theo chỉ số ngưng thở giảm thở (AHI) ≥ 5 là 22% (dao động từ 9-37%) ở nam giới, và 17% (dao động từ 4-50%) ở nữ giới trong 11 nghiên cứu dịch tễ học được công bố từ năm 1993 đến năm 2013 [1]. Thống kê ở Mỹ (2007 -2010) cho thấy tỉ lệ hiện mắc NTLNTN ở những người trong độ tuổi từ 30-70 tuổi ước tính khoảng 17,4% ở nữ giới và 33,9% ở nam giới [2].

Triệu chứng gợi ý ngưng thở khi ngủ ở người ngủ ngáy (OSA) là gì ?

Người ngủ ngáy gặp có các triệu chứng sau:

  • Buồn ngủ quá mức vào ban ngày
  • Có người ngủ chung quan sát thấy ngừng thở vào ban đêm
  • Thức dậy nhưng cảm thấy mệt mỏi
  • Nhức đầu buổi sáng
  • Tăng cân
  • Tăng huyết áp.
  • Đau ngực vào ban đêm
  • Giảm khả năng tập trung hoặc mất trí nhớ
  • Thức dậy thở hổn hển

OSA và đột tử

Những lập luận chắc chắn cho sự dự đoán này được nêu ra trong nghiên cứu của Gami (3,4). Tử vong do nguyên nhân tim trong quần thể chung :

  • Cao nhất từ 6g đến 12g trưa.
  • Thấp nhất từ giữa đêm đến 6g sáng.
  • Tử vong do tim ở những bệnh nhân với SAS (nguy cơ tương đối 2,57 so với quần thể chung, nhưng không có nguyên nhân trực tiếp được nêu ra).
  • Cao nhất từ giữa đêm đến 6g sáng.
  • Thấp nhất từ giữa trưa đến 18g.

OSA và tai biến mạch não

Tỷ lệ mắc cao của hội chứng ngưng thở khi ngủ ở những bệnh nhân có tai biến mạch não (5,6).

Shahar (7) cho thấy có liên hệ giữa tử vong của những bệnh nhân có tai biến mạch não và độ nặng của hội chứng ngưng thở – giảm thở do tắc nghẽn khi ngủ của họ (Nghiên cứu đoàn hệ về sức khỏe tim và giấc ngủ trên 6.424 người).

Yaggi (8) quan sát thấy rằng những thể nặng của SAOS là một yếu tố nguy cơ của tai biến mạch não và tử vong.

Bassetti (9) nêu giả thuyết rằng những vấn đề hô hấp trong giấc ngủ dẫn đến tai biến mạch não và thời gian xảy ra gần với thời gian tử vong được báo cáo bởi Gami (3,4).

Sahlin (10) (Hình 1) cho thấy tác động có hại của sự hiện diện hội chứng ngưng thở – giảm thở do tắc nghẽn khi ngủ với tuổi thọ của bệnh nhân có tai biến mạch não.

          Hình 1. Sahlin, C. et al. Arch Intern Med 2008.

1        K. A. Franklin, Lindberg E. (2015), “Obstructive sleep apnea is a common disorder in the population-a review on the epidemiology of sleep apnea”. J Thorac Dis, 7(8), 1311-1322.

2        P. E. Peppard, Young T., Barnet J. H., Palta M., Hagen E. W., Hla K. M. (2013), “Increased prevalence of sleep-disordered breathing in adults”. Am J Epidemiol, 177(9), 1006-1014.