Hướng điều trị mới cho bệnh mất ngủ

Theo giáo sư William J. Schwartz, John W. Stakes, Joseph B. Martin trường Tổng hợp California (Harrison I), bệnh lý giấc ngủ có thể đơn giản chỉ là một đêm ngủ không ngon, nhưng cũng có thể cải trang thành những triệu chứng đánh lạc hướng như nhức đầu, buồn ngủ, ngáp vặt, giảm hiệu quả làm việc ban ngày.

huong-di-moi-dieu-tri-mat-ngu

Thời gian ngủ là thời gian để các tế bào mô não hồi phục chức năng để sớm mai thức dậy, thực hiện các hoạt động phân tích, xử lý dữ liệu. Theo nghiên cứu của Giáo sư Tripp LD, Chelette T, Savul S, Widman RA (PMID: 9737758): sau khi bị mất ngủ, lượng oxy ở tế bào mô não giảm 13% ở đàn ông và 9% ở phụ nữ so với trạng thái bình thường không bị mất ngủ. Thời gian hồi phục oxy mô não chậm hơn thời gian hồi phục oxy bão hoạt động mạch. Mất ngủ kéo dài dẫn đến mệt mỏi, dễ cáu, khó tập trung và suy giảm trí nhớ. Người bệnh thường thấy khó đi vào giấc ngủ, tỉnh táo lúc lên giường, càng sợ mất ngủ càng khó ngủ hoặc tỉnh dậy quá sớm (1 – 2 giờ sáng), rồi trằn trọc rất lâu không ngủ lại được.

Nguyên nhân của chứng mất ngủ đa dạng và phức tạp: có thể do tâm sinh lý bị xáo trộn, rối loạn cảm xúc, do lạm dụng thuốc và rượu, do bệnh lý đau: chấn thương, phẫu thuật, ung thư, đau dạ dày, do ngừng thở hoặc giảm thở khi ngủ, đặc biệt ở những người bị giảm nồng độ oxy bão hoà (nhiều khi dưới 50% bão hoà), do thiểu năng tuần hoàn não, huyết áp thấp, huyết áp cao. Trong đó, mất ngủ do thiểu năng tuần hoàn não khá phổ biến.

Theo đông y, khi dương đi vào trong âm thì bắt đầu ngủ, khi dương đi ra ngoài thì bắt đầu thức. Không khí trong lành, giàu oxy như trong rừng, trong vườn cây, không khí đồng quê,… giúp cho giấc ngủ sâu hơn, ngủ ngon hơn, khi tỉnh dậy cơ thể sảng khoái và minh mẫn hơn.

Ở người khoẻ mạnh bình thường, tổng thời gian ngủ trung bình khoảng 6 – 8 giờ mỗi ngày. Một giấc ngủ chất lượng tốt phải vừa ít thức dậy ban đêm và ít buồn ngủ ban ngày lại phải vừa hiệu quả: Ban đêm thì ngủ sâu, ngủ ngon giấc, ban ngày thì tỉnh táo, sảng khoái.

Đa số người bệnh tìm đến các giải pháp kinh điển để điều trị mất ngủ như:

– Dùng thuốc an thần, gây ngủ tổng hợp như: Diazepam (Seduxen), Stinox,…. Cơ chế gây ngủ của Diazepam nói chung và Seduxen nói riêng thường gây ngủ cưỡng chế bằng cách ức chế thần kinh trung ương. Vì vậy làm cho bệnh nhân ngủ dậy không thấy tỉnh táo, ngủ gà, lơ mơ cả ngày, mệt mỏi, giảm trương lực cơ, ngại vận động. Dùng lâu quen thuốc, không có thuốc không ngủ được.

– Thuốc an thần gây ngủ từ dược liệu như: Rotundin (củ bình vôi), tâm sen, lạc tiên, thảo quyết minh,… an thần, giúp dễ đi vào giấc ngủ nhưng không kéo dài được giấc ngủ, người bệnh thức dậy sớm (1-2 giờ sáng) rồi trằn trọc không ngủ lại được.

Hướng mới trong điều trị mất ngủ là điều chỉnh tuần hoàn, đặc biệt là tuần hoàn tại não bộ. Lưu lượng tuần hoàn não bộ tăng lên thúc đẩy tăng đưa oxy lên não, tăng lượng oxy bão hòa trong máu và tăng hiệu quả hấp thu oxy mô não, giúp cho não bộ được giàu oxy hơn, giúp não được hồi phục chức năng tốt hơn, nhờ đó ngủ sâu và ngon giấc hơn.

Theo Bee