Cuộc sống luôn vận động nhờ những phát minh

Thế giới sẽ ra sao nếu như không có Post-It Note, điện thoại thông minh, xe đẩy hành lý đi khắp sân bay? Những phát minh hữu ích nhất khiến cho chúng ta cảm nhận rằng mình sẽ chẳng tiến bộ hơn nếu như thiếu các nhà khoa học. Nhân việc này, hãng tin CNN đã vinh danh những phát minh mới trong các lĩnh vực công nghệ và liên quan.

Hệ thống võng mạc giả Argus II

Hệ thống võng mạc giả Argus II không phải là mới, song với tầm nhìn được cải thiện, thì “võng mạc sinh học” lại là một bước nhảy lớn. Thiết bị mới này được tạo ra bởi công ty các sản phẩm về thị lực thứ hai (Second Sight, trụ sở tại California, Mỹ), đã có mặt tại châu Âu kể từ năm 2011. Vào tháng 2/2013, Mỹ đã chấp thuận nó. Chức năng của Argus II như một võng mạc nhân tạo, bộ phận nhạy sáng của mắt sẽ tiếp nhận các thông tin hình ảnh và chuyển nó vào não thông qua thần kinh thị giác. Thiết bị này sẽ được cấy ghép trong và trên mắt. Nó bao gồm ăng-ten, một số thiết bị điện tử và kết nối với hệ thống bên ngoài bao gồm kính mắt, một đơn vị xử lý video (VPU) và một cáp kết nối. Kính mắt có chứa một camera sẽ gửi các thông tin hình ảnh thông qua VPU và đến điểm cấy ghép. Kết quả cuối cùng là thị lực được phục hồi. TS. Jeffrey Shuren từ FDA (Mỹ) tuyên bố: “Thiết bị này có thể giúp cho người trưởng thành mắc bệnh RP bị mất khả năng mường tượng hình dạng và chuyển động, có thể thực hiện đầy đủ các hoạt động thường nhật”. Argus II có thể dùng cho người từ 25 tuổi trở lên.

Cảm biến răng “hình xăm” 

Trong thế giới kỳ lạ của các hoa văn cơ thể, hình xăm răng không phải là thứ quá lạ lẫm. Tuy nhiên, một nhà khoa học tại Princeton đang bắt tay làm việc để cho ra đời một thiết bị có thể phát hiện bệnh sâu răng, bệnh nướu răng và những căn bệnh khác. Một cảm biến nhỏ được làm bằng graphene, một chất tựa như than chì dùng trong lõi bút chì. Và trong trường hợp này nó được gắn vào men răng. Thiết bị cảm biến này được gắn với các điện cực siêu nhỏ và một cuộn không dây, cho phép điện đi qua và truyền tải thông tin. Khi phát hiện một loại vi khuẩn gây bệnh sâu răng hay bệnh ở răng, nó sẽ phát tín hiệu cho phép chủ nhân hiểu ra vấn đề. Tùy thuộc vào loại vi khuẩn được lập trình để phát hiện, thiết bị cảm biến cũng được dùng để theo dõi các loại bệnh khác.  

Cuộc sống luôn vận động nhờ những phát minh 1
 Bộ cảm biến giống hình xăm trên răng.

Kính Google

Người ta háo hức muốn xem chuyện gì xảy ra với kính Google, có thể nó là bước đi kế tiếp của điện thoại thông minh. Nó là một thiết bị định vị (GPS) thời gian sống động, một videocamera, một trình duyệt internet. Chỉ cần nói “OK, kính” hay một cử chỉ nào đó từ bạn, kính Google sẽ phản hồi ngay lập tức trên một màn hình nhỏ trôi ngay trước mắt phải của bạn. Các nhà chức trách phàn nàn rằng nó làm phân tâm cho các tài xế khi lái xe. Khả năng của kính Google thật siêu việt, nó được tích hợp với công nghệ y tế, thao tác báo chí, chụp ảnh rảnh tay và cả trao đổi cuộc sống ảo.

Cuộc sống luôn vận động nhờ những phát minh 2

Kính Google.

Ánh sáng trọng lực

Khoảng 1/3 dân số thế giới đang sống trong tăm tối, không hề có điện sinh hoạt và với họ, tiếp cận với ánh điện được xem là một thách thức tốn kém. Tuy nhiên, “Ánh sáng trọng lực” – một thiết bị đơn giản, cho phép có thể tạo ra ánh sáng mà không cần sử dụng điện. Thiết bị mới này không chạy bằng pin, không đòi hỏi nhiên liệu hay bất kỳ thứ gì mà thay vào đó, bạn treo đèn lên tường và cho vào chiếc túi gắn với đèn một vật nặng như đá hoặc cát. Kế đó bạn đẩy túi chạy đi. Vật nặng sẽ đẩy một cái đai quay tròn xoay quanh một chuỗi bánh xe răng cưa để làm vận hành một động cơ nhỏ trong khoảng 30 phút. Nguồn điện tạo ra sẽ vận hành các máy radio hoặc đèn chiếu sáng. Ánh sáng này cũng có tác động tích cực đến sức khỏe người sử dụng và môi trường xung quanh.

Bóng năng lượng Soccket

Quả bóng mà ông Barack Obama từng đá ở Tanzania không phải là quả bóng bình thường. Nó có chứa điện. Về nghĩa đen nó giống quả bóng đá, tuy nhiên nó lại chứa nguồn điện. Chỉ cần đá trong khoảng 30 phút và nhờ một số cơ chế nội bộ, động năng sẽ được biến đổi trong vòng 3 giờ thành điện đủ để nạp điện cho một máy điện thoại di động. Quả bóng Soccket là sản phẩm xuất sắc của Uncharted Play, một công ty được thành lập bởi 2 sinh viên Đại học Harvard là Jessica O. Matthews và Julia Silverman vào năm 2008.

Matthews nói rằng, công ty đang có kế hoạch mở rộng sang các môn thể thao khác như bóng rổ. Sẽ đến lúc toàn cầu tìm thấy điện trong ngôi nhà của mình chỉ đơn giản bằng cách chơi bóng.

       (Theo CNN, 17/11/2013)

  NGUYỄN THANH HẢI